YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

HD soạn bài : Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự ( ngữ văn 6 )

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (2)

  • I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

    1. Đặc điểm của đề văn tự sự 
    - Đề văn tự sự là yêu cầu về chủ đề để trên cơ sở đó định hướng cho người viết.
    - Có thể có nhiều cách diễn đạt về yêu cầu tự sự, nói cách khác, khái niệm tự sự trong đề văn có thể được diễn đạt dưới nhiều hình thức khác nhau: tường thuật, tường trình, kể chuyện,... Có khi đề văn tự sự chỉ nêu ra chủ đề mà không kèm theo yêu cầu về thao tác (các yêu cầu về thao tác như: Em hãy tường thuật..., Em hãy tường trình..., Em hãy kể lại...).
    - Đề văn tự sự có thể nghiêng về yêu cầu kể người, nghiêng về yêu cầu kể việc hay nghiêng về yêu cầu tường thuật sự việc.
    2. Tìm hiểu đề văn tự sự
    Khi tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
    Đọc các đề sau và thực hiện các yêu cầu:
    (1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
    (2) Kể chuyện về một người bạn tốt.
    (3) Kỉ niệm ngày thơ ấu.
    (4) Ngày sinh nhật của em.
    (5) Quê em đổi mới.
    (6) Em đã lớn rồi.
    a) Đề (1) yêu cầu em những gì? Dựa vào đâu để biết đây là đề văn tự sự?
    b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề văn tự sự không?
    c) Hãy xác định những từ ngữ trọng tâm trong mỗi đề trên và cho biết những từ ngữ ấy nói lên điều gì?
    d) Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật?
    Gợi ý:
    - Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.
    - Các đề (3), (4), (5), (6) mặc dù không có từ kể nhưng vẫn là yêu cầu tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn.
    - Các từ ngữ trọng tâm:
    + (1): câu chuyện em thích
    + (2): một người bạn tốt
    + (3): thơ ấu
    + (4): sinh nhật
    + (5): quê em
    + (6): lớn rồi
    - Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.
    3. Cách làm bài văn tự sự
    a) Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự:
    - Tìm hiểu đề: Đây là bước đầu tiên khi tiến hành làm một bài văn theo đề ra trước. Phải đọc kĩ và hiểu từng câu chữ của đề để nắm được yêu cầu cần thực hiện cũng như định hướng về nội dung tự sự. Không làm tốt bước này, bài văn sẽ lạc đề.
    - Lập ý: Sau khi đã xác định yêu cầu của đề, người viết phải hình dung ra nội dung sẽ viết theo các yếu tố như: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của câu chuyện.
    - Lập dàn ý: Các sự việc phải được lựa chọn, sắp xếp trình tự để đảm bảo diễn đạt được diễn biến câu chuyện, thể hiện được ý nghĩa mà người viết hướng tới.
    - Viết thành bài: Sau khi đã có dàn ý, người viết phải tiến hành viết thành một bài văn tự sự hoàn chỉnh theo kết cấu ba phần.
    b) Cho đề văn sau:
    "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em".
    Hãy tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.
    Gợi ý: Dù kể câu chuyện nào thì cũng phải tiến hành tuần tự các bước từ đọc, tìm hiểu đề, xác định yêu cầu trọng tâm, nhiệm vụ cần thực hiện; tiếp theo là tìm ý, em chọn kể chuyện nào, trong truyện có sự việc nào là then chốt, nhân vật nào là nhân vật chính, câu chuyện mà em sẽ kể bộc lộ chủ đề gì (?); cho đến khâu lập dàn ý, đây là khâu liên quan trực tiếp đến lời kể: phải hình dung ra mạch diễn biến cụ thể của câu chuyện, mở đầu bằng cách nào, thời điểm xảy ra các sự việc, nhân vật xuất hiện ra sao, kết cục thế nào (?); đến bước diễn đạt lời kể bằng văn của mình.
    Ví dụ, em dự định kể lại truyện Thánh Gióng:
    - Kể câu chuyện về anh hùng Gióng đánh giặc Ân nhằm ngợi ca tinh thần yêu nước, đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử.
    - Nhân vật chính: Thánh Gióng; các nhân vật khác: cha mẹ Gióng, sứ giả, dân làng
    - Mở bài bằng việc giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng; kết thúc bằng sự việc vua nhớ công đánh giặc, phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
    - Các sự việc chính:
    + Gióng và sứ giả
    + Gióng ăn khoẻ lớn nhanh như thổi
    + Gióng vươn vai thành tráng sĩ
    + Gióng giết giặc
    + Roi gãy, nhổ tre làm vũ khí
    + Thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp, cưỡi ngựa bay về trời
    - Xác định giọng kể: giọng điệu chung là ngợi ca, thể hiện được màu sắc thần kì.
      bởi Hạ Xuân Hiếu 17/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

    1. Đề văn tự sự

    - Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”

    - Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.

    - Những đề kể việc:

         + Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

         + Ngày sinh nhật của em

         + Quê em đổi mới

    - Những đề kể về người:

         + Kể về một người bạn tốt

         + Em đã lớn rồi

    2. Cách làm bài văn tự sự

    a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

         + Kể một câu chuyện

         + Bằng lời văn của em

    b, Lập ý

         + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

    c, Lập dàn ý:

         + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

         + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

         + Kết bài: Kết quả của sự việc

    d, Cách làm bài văn tự sự

    - Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

    - Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

    - Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

    LUYỆN TẬP

    Dàn ý: Kể một câuchuyện em thích bằng lời văn của em”

    Mở bài: Giới thiệu chung về câuchuyện ông lão đánh cá và con cá vàng

         + Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính

    Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự

    - Ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:

         + Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới

         + Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng

         + Lần 3, mụ vợ “máng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân

         + Lần 4, mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng

         + Lần 5, mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ

    Kết bài: Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.

      bởi no name 18/03/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON