Dùng ngôn ngữ của em để viết nội dung câu chuyện Đêm nay Bác không ngủ
Dùng ngôn ngữ của em để viết nội dung câu chuyện được ghi trong bài "Đêm nay Bác k ngủ" theo tính chất tự sự
Trả lời (1)
-
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời từ tia chớp cảm xúc mãnh liệt của tác giả Minh Huệ trong hoàn cảnh đó. Trong niềm xúc động rưng rưng của đêm đông xứ Nghệ, nhà thơ đã hóa thân vào anh bộ đội kể chuyện chiến trường, để kể một câu chuyện về Bác trong những vần thơ sâu lắng, say mê, bồi hồi. Có thể nói, không chỉ ngay lúc ấy, khi những xúc cảm mãnh liệt được tuôn tràn lên trang giấy, cho đến nay, dù trong hoàn cảnh nào, bài thơ vẫn đem lại cho mỗi chúng ta niềm xúc động khi cùng tác giả sống lại kỉ niệm ấy.
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủLặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xácCâu chuyện được bắt đầu như thế. Trong một đêm mưa giữa rừng, khuya và lạnh. Trên chặng đường hành quân đi chiến dịch, trong mái lều xơ xác bập bùng ánh sáng và hơi ấm ngọn lửa, anh đội viên nhìn thấy Bác không ngủ, ngồi lặng yên bên bếp lửa. Không gian với bóng đêm và ánh lửa đã tạo nên sự đan xen giữa hai mảng sáng – tối, thành cái phông nền đặc biệt, làm nổi bật hình ảnh vị lãnh tụ đáng kính.
Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác hiện lên trong dáng ngồi lặng yên với vẻ mặt trầm ngâm nghĩ ngợi. Anh ngạc nhiên rồi mới vỡ lẽ. Trong sự tĩnh lặng của đêm rừng, Người đang trầm ngâm suy tính việc nước. Anh biết vậy, nên không muốn làm cắt đứt dòng suy tư của Bác, anh lặng lẽ đắm say ngắm nhìn người Cha già đang vun đống lửa sưởi ấm cho các anh nằm. Lòng yêu thương kính trọng càng sâu sắc hơn nữa khi anh nhận ra: Bác không chỉ lo việc nước, Bác còn đang chăm chút cho chính cuộc sống của các anh. Và cứ mỗi giây phút thời gian trôi đi, anh lại nhận ra có thêm biết bao ưu tư vương lại và đè nặng lên dáng hình của Bác. Những câu thơ như khắc như họa những nỗi niềm ấy. Nhà thơ như đang tạc vào không gian một bức tượng mà nét khắc là bóng đêm và sắc màu là ánh lửa. Để chợt khi, dáng hình ấy lay động, anh mới bừng tỉnh, xúc động:
Rồi bác đi dém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàngĐến đây thì anh biết rằng mình không thể giả vờ ngủ lâu hơn nữa để được nhận lấy niềm thương yêu chăm chút ấy, để được vị kỉ dành riêng cho mình quyền được lặng lẽ ngắm nhìn, chiêm ngưỡng Bác. Anh phải có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho Người. Phút bừng ngộ khiến trong trái tim anh, hình ảnh Bác hiện lên không chỉ thiêng liêng, kì vĩ mà còn gần gũi, thân thuộc: “Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Anh hiểu được tấm lòng của người Cha già dân tộc, cao cả mà bình dị, nồng ấm. Tình cảm ấy kéo gần những khoảng cách xa xôi, chan hòa những tôn ti thứ bậc, nó khiến anh dám chia sẻ với Bác xúc cảm của mình. Nhưng anh đã không thuyết phục được Bác chợp mắt. Anh bồn chồn, lo lắng, thao thức bởi biết bao tình cảm đan xen, bộn bề. Anh đã chìm đi trong giấc ngủ với biết bao trằn trọc lo toan ấy để phải “hoảng hốt giật mình” khi lần thứ ba thức dậy, “Bác vẫn ngồi đinh ninh/ Chòm râu im phăng phắc”. Nỗi lo lắng đã bột phát thành hành động:
Anh vội vàng nằng nặc:
– Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!Đâu có phải riêng đêm nay Bác không ngủ. Đã biết bao đêm, ngay cả khi bị giam hãm trong ngục tù giam khổ của Tưởng Giới Thạch, Bác đã trằn trọc băn khoăn, Bác đã thức trắng đêm lo cho vận nước. Đã biết bao đêm Bác hóa thạch trong thế suy tư? Dáng ngồi bất động kia của Bác nói cho anh đội viên biết nhiều hơn tình yêu dành cho dân quân, bộ đội. Chất chứa trong ấy là bao nỗi lo lắng và thương cảm của Bác đối với nhân dân, đối với tiền đồ dân tộc. Khi trong lòng còn biết bao mối bận tâm như thế, liệu Người có thể ngủ ngon giấc?
Song hành với sự tăng tiến trong tâm trạng của anh đội viên qua ba lần thức giấc: Từ ngạc nhiên đến hoảng hốt, lo lắng, từ thổn thức, nằn nì đến vội vàng, nằng nặc là sự tăng tiến trong tình cảm của Bác: Càng thươngcàng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau. Ở đỉnh cao của hai dòng tâm trạng ấy, anh đội viên đã bừng ngộ ra lẽ sống của Bác. Tấm lòng yêu thương bao la của Bác đã có sức lan tỏa và lay động lớn lao đối với tâm hồn người chiến sĩ trẻ tuổi:
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng BácHai cái nhìn, hai ý nghĩ. Mỗi người đều đang theo đuổi tâm tư riêng của mình nhưng kết thúc câu chuyện là một sự đồng điệu. Trong niềm vui sướng và xúc động dâng trào, người chiến sĩ thức luôn cùng Bác để giữ mãi những phút giây bên Người:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minhbởi Trần Thương 28/03/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời