Đóng vai bánh chưng, bánh giày kể lại sự ra đời của mình
đóng vai bánh chưng, bánh giày kể lại sự ra đời của mình
Trả lời (1)
-
DÀN BÀI
a. Mở bài
Tự giới thiệu: tên là Lang Liêu - con thứ mười tám của vua Hùng, mẹ mất sớm, quen việc đồng áng, nhà nhiều lúa, khoai.
b. Thân bài
- Được vua cha gọi đến cùng các anh để bàn về việc chọn người nối ngôi.
- Suy nghĩ về lời vua cha Tổ tiên ta... chứng giám: cha không theo nếp cũ để chọn người nối ngôi mà muốn chọn một người xứng đáng, bản thân muốn có lễ vật dâng Tiên Vương, bày tỏ lòng hiếu thảo, không mong nối ngôi vì đã quen lao động.
- Đi tìm lễ vật: buồn vì nhà chĩ có lúa gạo bình thường, không thể dâng Tiên Vương sơn hào hải vị như các lang khác.
- Được thần báo mộng: thần xuất hiện và lời thần Trong trời đất... Tiên Vương.
- Suy nghĩ về lời thần và làm bánh chưng, bánh giầy từ lúa gạo.
- Ngày dâng bánh lễ Tiên Vương: rất lo khi thấy lễ vật của các lang khác nhưng vẫn vững tin vào lòng thành kính của mình và sự công tâm, sáng suốt của vua cha.
- Ngạc nhiên khi thấy vua cha đặt tên cho bánh, thấy lời vua đúng ý thần và suy nghĩ của mình, hiểu ý vua muốn dân ấm no, ngai vàng bền vững nên càng cảm phục vua cha.
- Bất ngờ, sung sướng vì được chọn nối ngôi (ngoài mong ước) và hiểu cần phải nối chí vua cha.
c. Kết bài
- Từ khi làm vua, càng chăm lo cho cuộc sống của nhân dân và khuyến khích nghề trồng lúa, giữ phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào những dịp lễ tết.
- Tục làm bánh chưng, bánh giầy xuất hiện, vui vì mọi người đều hiểu ý nghĩa bánh mình làm. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày tết: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
BÀI LÀM 1
Tôi là Lang Liêu, con trai thứ mười tám của vua Hùng. Tôi không còn mẹ vì mẹ tôi mất sớm. Tôi cũng không được ở bên cha vì tôi là con thứ. Tôi vốn quen việc đồng áng và trong nhà tôi có rất nhiều lúa, khoai.
Một hôm, cha tôi cho gọi tôi đến cùng với các anh em trai. Cha tôi thấy mình đã già và muốn nhường ngôi lại cho một người trong số chúng tôi. Chúng tôi, những người con trai của vua cha, có cả thảy hai mươi người. Chúng tôi nhìn nhau không biết cha sẽ chọn ai để thay mặt được mười tám đời vua Hùng đã qua, tiếp tục cai trị đất nước, ai sẽ xứng đáng với các bậc Tiên Vương lập nghiệp khi xưa. Cha tôi nhìn tất cả chúng tôi rồi lặng đi hồi lâu cuối cùng cha mới nói.
- Sắp tới ngày lễ Tiên Vương rồi, cha đã già cả, nay cho gọi các con đến để các con sắm lễ vật dâng tổ tiên. Ai dâng lễ đúng ý Tiên Vương thì sẽ được thay ta giữ gìn ngôi báu giúp cho muôn dân Văn Lang.
Chúng tôi lĩnh ý cha ra về để chuẩn bị lễ cho ngày lễ Tiên Vương. Các anh em tôi ai cũng nô nức, háo hức tìm tòi, sắm sửa cho được một mâm lễ như ý. Có lẽ họ cũng mong muốn thay cha trị vì đất nước. Còn tôi, tôi vừa lo vừa nghĩ ngợi mông lung. Mẹ tôi vốn nghèo, lại làm nhà trong ấp sống cùng dân làng, ngày ngày đồng áng chuyên cần. Cuộc sống của gia đình tôi xưa nay ấm cúng nhưng đạm bạc, dân dã, tài sản mẹ tôi để lại trước khi mất chẳng có gì. Hiện trong nhà tôi cũng chỉ có nông sản do vọ' chồng con cái tôi làm ra. Tôi băn khoăn mãi khi thấy mình chỉ có mấy bồ thóc, khoai, ngô, sắn, đậu. Phần muốn tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên trong ngày lễ, phần lại ngại ngùng vì không muốn tranh giành ngôi báu nên không biết làm gì bây giờ. Một tuần trôi qua. Cho đến một đêm, tôi trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Mệt quá, tôi bỗng thiếp đi. Trong lúc mơ màng, tôi thấy mình gặp một ông tiên râu tóc bạc phơ, mỉm cười hiền từ nói: “Cái gì nuôi sống được con người thì là thứ quý giá nhất trên đời này!”. Tỉnh dậy, tôi chợt hiểu ra tất cả và gọi vợ con vào nói ra ý định chuẩn bị lễ vật. Tôi nghĩ chỉ có lúa gạo mới nuôi sống được con người và quyết định làm bánh từ lúa gạo. Tôi chọn gạo nếp mẩy, đều hạt và thơm cho vào ngâm nước để làm hai thứ bánh. Một nửa gạo tôi đồ lên xôi rồi giả nhuyễn và nặn thành những chiếc bánh hình tròn to bằng chiếc bát úp. Nửa gạo còn lại tôi dùng đỗ xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong bọc ngoài, gói chặt thành hình vuông, buộc bằng lạt. Sau đó cho bánh vuông vào nồi đun sôi kĩ suốt năm canh giờ. Khi bánh chín, lá dong chuyển màu và mùi bánh thơm lừng thì vớt ra để ráo nước. Bánh hình tròn tượng trưng cho mặt trời, bánh hình vuông tượng trưng cho trái đất trong chứa muôn loài.
Đến ngày hẹn, hai mươi anh em tôi đội lễ vật đến dâng ở đền thờ Tiên Vương. Tôi cùng vợ con chuẩn bị mâm lễ của mình. Tôi xếp bánh vuông xanh ngắt ở dưới, còn trên tôi xếp những chiếc bánh hình tròn, xinh xẻo, trắng muốt. Dân làng cùng với vợ con tôi theo sau tôi đội mâm lễ về đền thờ. Tôi biết là họ yêu quý và tin tưởng vào mâm cỗ mộc mạc, chân thành của tôi. Họ với tôi vốn gắn bó với ruộng đồng, với làng bản, nay thấy tôi suy tôn thóc gạo chắc họ lại càng tin yêu tôi hơn. Họ theo tôi và thiết tha mong mâm cỗ của tôi được vua cha lựa chọn.
Khi tôi đến, các anh em tôi đã có mặt đông đủ cùng với các mâm lễ vật. Nhìn các mâm lễ vật với các thứ sơn hào hải vị quý hiếm của các anh em, tôi chột dạ và lo rằng mình sẽ làm dân làng thất vọng. Cha tôi cùng với các quần thần dạo qua một lượt các mâm cỗ. Đôi khi dừng lại nếm một vài miếng ở một vài món ăn. Đến mâm cỗ của tôi, cha tôi dừng lại hơi lâu. Tôi hồi hộp lắm, tim nhảy thình thịch. Điều bất ngờ là sau khi nếm hai loại bánh, cha tôi còn dừng lại hỏi: “Con đặt tên cho bánh là gì?”. Tôi nói qua về ý nghĩ của mình khi quyết định chọn lúa gạo làm hai thứ bánh. Cha mĩm cười và nói: “Hai thứ bánh này chưa từng có, rất ngon và nhiều ý nghĩa. Bánh hình vuông ta đặt tên là bánh chưng, bánh hình tròn ta dặt tên là bánh giầy”. Các triều thần và mọi người im lặng nghe cha ta phán. Sau đó, cha nói tiếp: “Tiên Vương dựng nghiệp, cứu dân từ nghề nông, nay Lang Liêu đã biết chọn lễ vật của nghề nông để làm bánh dâng Tiên Vương là đúng ý ta. Lúa gạo nuôi sống muôn dân, Lang Liêu gắn bó và quý trọng thóc gạo nên ta chọn là người kế vị”. Dân làng tôi sung sướng vỗ tay và hô: “Đức vua vạn tuế!”. Còn tôi cảm động đến trào nước mắt. Trong lòng tôi trào dâng nỗi thương nhớ mẹ, lòng biết ơn vị thần báo mộng, đặc biệt cảm phục lời nói và quyết định của cha tôi. Người thật anh minh và sáng suốt. Cha tôi nói: “Ta muốn từ nay lễ tết lấy hai loại bánh này làm đầu”. Lời cha tôi hòa trong tiếng reo hò của muôn dân.
Câu chuyện xảy ra đã lâu rồi, vậy mà đến nay tôi vẫn thấy nhân dân ta dùng hai loại bánh này vào ngày lễ tết. Tôi mừng lắm vì con cháu chúng ta vẫn giữ được những tục lệ quý báu từ đời vua Hùng.
bởi Ngo Xuan Ha 17/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)
Thu về lành lạnh trời mây
Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ
Ánh trăng vừa thực vừa hư
Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu
09/12/2022 | 0 Trả lời
-
TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
“Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ
31/01/2023 | 0 Trả lời
-
một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?
01/02/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )
03/02/2023 | 0 Trả lời
-
Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì
07/02/2023 | 0 Trả lời
-
tác dung ngôi kể
16/02/2023 | 0 Trả lời
-
Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông
Cánh tay áo này rộng quá
Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa
Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay
Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển
22/02/2023 | 1 Trả lời
-
Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?
14/03/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày về vấn đề bạo lực học đường
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
viết lại cảm nghĩ về bài Lượm
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích
Dàn ý
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật.
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.
+ Diễn biến chính:
- Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.
- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?
Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?
22/03/2023 | 0 Trả lời
-
A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn
01/04/2023 | 5 Trả lời
-
Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng
13/04/2023 | 0 Trả lời
-
Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em
18/04/2023 | 0 Trả lời
-
17/05/2023 | 0 Trả lời
-
25/07/2023 | 0 Trả lời
-
14/08/2023 | 0 Trả lời
-
15/10/2023 | 2 Trả lời