YOMEDIA
NONE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Bạn nào thi HK2 môn ngữ văn rồi cho mình xin đề nhé

T2 mik thi rồi

cảm ơn các bạn nhiều

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • I) Trắc nghiệm: (3 điểm) – Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ.

    Đọc đoạn văn và các câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất.

    “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh....”

    1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?

    a) Lao xao b) Vượt thác c) Cô Tô d) Sông nước Cà Mau

    2) Tác giả đoạn văn trên là ai?

    a) Nguyễn Tuân b) Duy Khán c) Tố Hữu d) Võ Quảng

    3) Cảnh trên là một bức tranh như thế nào?

    a) Bao la, bát ngát b) Hùng vĩ, tráng lệ

    c) Duyên dáng, trữ tình d) Sâu thẳm, huyền bí

    4) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn?

    a) So sánh b) Nhân hóa c) Ẩn dụ d) Hoán dụ

    5) Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là?

    a) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh

    c) Bồ Các là bác chim ri d) Tre là người bạn thân thiết của nhà nông

    6) Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?

    a) Một b) Ba c) Năm d) Bốn

    7) “Biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng”. Câu văn trên có bao nhiêu chủ ngữ, vị ngữ?

    a) Một vị ngữ, nhiều chủ ngữ b) Một chủ ngữ, một vị ngữ

    c) Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ d) Hai chủ ngữ, hai vị ngữ

    8) Bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” Minh Huệ đã kết hợp khéo léo các phương thức biểu đạt nào?

    a) Kể- Biểu cảm b) Miêu tả- Kể c) Miêu tả- Nghị luận d) Miêu tả- Kể- Biểu cảm

    9) Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?

    a) Tự tin, dũng cảm b) Hung hăng, xốc nổi

    c) Tự phụ, kiêu căng d) Khệnh khạng, xem thường mọi người.

    10) Ở vùng Cà Mau, người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào?

    a) Theo những danh từ mỹ lệ b) Theo đặc điểm riêng biệt của đất, của sông

    c) Theo thói quen trong đời sống; d) Theo cách của cha ông để lại

    11) Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

    a) lâm thâm b) nằng nặc c) ngủ ngon d) đinh ninh

    12) Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá?

    a) Con sông thức tỉnh b) Miệng cười như thể hoa ngâu

    c) Cả hội trường vỗ tay rào rào d) Chị ấy có một giọng nói rất ấm

    II) Tự luận: 7 điểm

    Câu 1 (2 điểm)

    a) Chép lại hai khổ thơ đầu của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (1 điểm)

    b) Bài thơ kể lại câu chuyện gì?

    Câu 2 (5 điểm) Tả cơn mưa rào ở làng quê.

      bởi Hoàng Na 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • I . Phần trắc nghiệm

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng hoặc ghép đôi.

    Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt.Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt,quai hàm bạnh ra ,cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư  đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì,  ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…

    1 : Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn?

    A.Biểu cảm.                                   B. Tự sự

    C.Miêu tả                                       D.Nghị luận

    2 : Ngôi kể trong đoạn văn?

    A.Thứ 3         B. Thứ 2              C. Thứ nhất           D.Thứ nhất số nhiều

    : Trong đoạn văn tác giả dùng phép so sánh mấy lần?

    A . Một lần         B. Hai lần        C. Ba lần          D. Bốn lần

    4 : Trong câu “ Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ…” có mấy cụm danh từ?

    A . Một cụm         B. Hai cụm        C. Ba cụm          D. Bốn cụm

    5.  Ghép tên phép tu từ ở cột A với khái niệm tương ứng ở cột B

    A                   B

    1. So sánh      a. là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,… bằng những từ ngữ vốn                            được dùng để gọi hoặc tả con người

    .2. Nhân hóa   b. gọi tên sự vật,hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện                        tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

    3. Ẩn dụ          c. là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét                              tương đồng,

    4. Hoán dụ        d. là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

                             e. gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác                             có nét tương đồng với nó.

    II. Phần tự luận 

    1: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng?

    ” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

    Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

    (Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

    2: Hãy tả lại quang cảnh khu phố (hoặc thôn xóm) em vào một ngày mùa đông giá lạnh.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 26/02/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1. Tác giả văn bản có hai dòng thơ dưới đây là ai?

    Bóng Bác cao lồng lộng

    Ấm hơn ngọn lửa hồng

    A. Minh Huệ   B. Tố Hữu    C. Trần Đăng Khoa       D. Hồ Chí Minh

    Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản có hai cầu thơ trên (ở câu 1) là:

    A. Thuyết minh    B. Tự sự       C. Miêu tả      D. Biểu cảm

    Câu 3. Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

    A. Trâu ơi ta bảo trâu này / Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

    B. Áo chàm đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

    C. Cả A và B có sử dụng phép nhân hóa

    D. Cả A và B đều không sử dụng phép nhân hóa

    Câu 4. Vị ngữ thường là:

    A. Danh từ, cụm danh từ    B. Động từ, cụm động từ

    C. Tính từ, cụm tính từ      D. Tất cả đều đúng

    Câu 5. Chủ ngữ và vị ngữ của câu “Chim ri là dì sáo sậu” là:

    A. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: sáo sậu

    B. Chủ ngữ: sáo sậu; vị ngữ: chim ri

    C. Chủ ngữ: chim ri; vị ngữ: là dì sáo sậu

    D. Tất cả đều đúng

    Câu 6. Muốn tả người cần chú ý đến các yếu tố nào dưới đây?

    A. Quan sát, lựa chọn chi tiết tiêu biểu

    B. Xác định đối tượng cần tả, trình bày kết quả quan sát đó theo thứ tự

    C. Trình bày kết quả quan sát theo thứ tự

    D. Cả 3 câu trên đều sai

    Câu 7. Trong các tình huống sau, tình huống nào không phải viết đơn?

    A. Em muốn vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

    B. Em bị ốm không đi học được

    C. Xin miễn giảm học phí

    D. Em gây mất trật tự trong giờ học

    PHẦN II. TỰ LUẬN (6,5 điểm)

    Câu 8 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu dưới đây (gạch dưới và ghi cụ thể: CN, VN):

    Chú  mày  hôi  như  cú  mèo  thế  này,  ta  nào  chịu  được.

    Câu 9 (5,5 điểm). Hãy tả hình ảnh một người thân mà em hằng kính yêu (ông, bà, cha, mẹ…).

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 26/02/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF