YOMEDIA
NONE

Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản sau

I-PHẦN ĐỌC – HIỂU: 5Đ

Đọc kĩ văn bản sau

   (1) Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều điều đáng để sợ hãi. Bản năng sinh tồn luôn nằm trong tiềm thức và tạo ra những nỗi sợ không được định hình. Nó giúp chúng ta tồn tại, giúp chúng ta nhận thức được hiểm nguy nhưng nếu không điều khiển được nỗi sợ hãi của mình, chúng ta không thể trưởng thành và mạnh mẽ.

  (2) Khi còn bé, chúng ta chưa biết gì để mà sợ. Bạn có thể tung tăng tại những nơi nguy hiểm, nghịch các đồ vật có thể gây ra tổn thương … Nhưng khi lớn lên, áp lực càng nhiều, hiểu biết càng cao thì bạn lại càng sợ nhiều thứ. Khi đi học, bạn sợ bị điểm kém vì sẽ bị thầy cô khiển trách và bố mẹ đánh đòn. Khi ra trường, bạn sợ không kiếm được một công việc để có tiền nuôi bản thân. Khi đi làm, bạn sợ bị sa thải, sợ thất bại, sợ bị chê cười, sợ bị mang tiếng. Khi về hưu, bạn sợ cô đơn, sợ bệnh tật …

  (3) Nỗi sợ hãi vây quanh khiến cho bạn và tôi gần như mặc định rằng sợ hãi là hiển nhiên, không sợ thứ này thì sợ thứ khác, chẳng ai không có cái để mà sợ. Và rồi nỗi sợ hãi này sẽ đi đến đâu? Chắc chắn một điều là sợ cũng tốt. Bạn phải sợ thì bạn mới biết là mình còn yếu, bạn mới có động lực để tìm hiểu vấn đề và nguyên nhân nỗi sợ hãi của bạn, miễn đừng chỉ đơn giản là sợ và cứ sợ.  Nỗi sợ nào cũng có nguyên nhân và đều có thể giải quyết chỉ cần bạn thực sự quyết tâm. Bởi sợ không xấu, nhưng luôn sống trong sợ hãi mà không thoát ra được mới là xấu. Nỗi sợ nào cũng có nguyên nhân và đều có thể giải quyết chỉ cần bạn thực sự quyết tâm.

  (4) “Karate Kid” là một bộ phim để lại ấn tượng trong tôi về việc chiến thắng nỗi sợ hãi. Bộ phim kể về cậu bé người da đen theo mẹ sang Trung Quốc làm việc. Tại đây, cậu gặp vấn đề với một số cậu bé bản xứ và bị chúng bắt nạt. Ban đầu, cậu bé quyết tâm học võ chỉ đơn giản là để chiến thắng lũ bạn xấu kia.  Nhưng đến khi lên võ đài, sau khi đã qua những vòng đấu loại với nhiều thương tích và đặc biệt là gần như không thể sử dụng một chân do bị thương từ vòng trước, cậu bé đó đã để lại cho tôi một câu nói sâu sắc: “Con vẫn muốn lên thi đấu vì con còn sợ. Con không muốn ngày hôm nay kết thúc mà con vẫn còn nỗi sợ này. Dù thắng hay thua, con vẫn phải làm để con không còn sợ nữa”.

                                                         (Theo Bí quyết của sự thành công)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản. (1điểm)

Câu 2: Văn bản bàn luận về vấn đề gì? (1điểm)

Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của 01 phép tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2). (1điểm)

Câu 4: Theo tác giả, vì sao “sợ hãi cũng là một điều tốt”? (1điểm)

Câu 5: Dựa vào văn bản, hãy cho biết những nỗi sợ thường có của mỗi người trong cuộc sống?  Trong những nỗi sợ trên, nỗi sợ nào đối với Anh /Chị là ám ảnh, đáng sợ nhất? Vì sao? (1điểm)

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (0)

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON