Suy nghĩ về câu chuyện Phấn son?
Suy nghĩ về câu chuyện Phấn son?
Trả lời (1)
-
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con”
Ta còn nhớ bài hát nào đã ru ta từ khi lọt lòng? Phải chăng đó chính là lời ru ngọt ngào à ơi… của mẹ? Ta còn nhớ điều gì nuôi lớn ta từng ngày? Phải chăng đó chính là bữa cơm do chính tay mẹ tảo tần sớm khuya vất vả nấu cho ta ăn? Ta còn nhớ ngày nào sinh nhật mẹ? Ta còn nhớ vì sao mẹ buồn, mẹ mừng mà mẹ vẫn khóc vì ta? Đó chính là đức hi sinh và tình yêu thương vĩ đại của người mẹ và cũng là thông điệp sống bổ ích mà câu chuyện “Phấn son ” muốn gửi đến bạn đọc: là con cái phải có bổn phận và trách nhiệm với cha mẹ, với đấng sinh thành bởi họ đã dành trọn ánh sáng của tuổi xuân, dành trọn cả cuộc đời chỉ để lặng lẽ yêu thương,chăm sóc cho những đứa con của mình.
Ngắn ngọn mà vô cùng sâu sắc, mẫu chuyện tuy không dài nhưng lại khiến người đọc mang nhiều suy ngẫm. Truyện kể về anh chàng tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ở thành phố. Mẹ anh tuy đã già nhưng hằng tháng đều đến thăm, mẹ luôn mừng và nhớ mong mặc dù anh đã lớn. Lúc anh dẫn người yêu đi mua sắm, nếu không vì bạn gái nhắc thì có lẽ anh đã quên mất mẹ của mình trong những ngày tháng tảo tần mưa gió mất rồi. Cứ đến tháng lãnh lương là mua quà cho cô ấy còn mẹ anh thì cả đời đã nào biết phấn son là gì? Trái tim người con trai thức tỉnh và hối hận vô cùng. Có lẽ chính giây phút ấy anh cảm thấy có lỗi và ân hận nhất với mẹ mình. Mẹ đã chăm sóc yêu thương anh từ nhỏ nhưng khi lớn khôn anh lại chưa báo đáp được gì cho mẹ mình. Má mẹ anh bị nám gần hết, thứ mà như người yêu anh bảo do dùng những loại phấn son rẻ tiền, vì thế nó bị gây hại cho da mẹ sần sùi và xấu xí theo năm tháng. Những gì anh mua tặng người yêu mỗi khi lãnh lương lại không phải những gì anh dành cho mẹ – người đã hi sinh cả nhan sắc lẫn cơ thể dành cho anh mọi phần.
Đọc đến đây bỗng ta cảm thấy tim nghẹn lại, run run và có chút cảm xúc hờ hững không tên ùa về. Mẫu chuyện đã gợi nhớ tình mẫu tử thiêng liêng, sâu đậm trong mỗi người bằng câu văn chân thực, ngắn gọn mà vô cùng hàm xúc. Mẹ cả đời làm cho ta những gì mẹ có quản công và đòi ơn báo đáp? Vậy mà sau khi ta lớn lên thành người, những gì tốt đẹp nhất ta nghĩ đến lại không phải mẹ đầu tiên? Ta chưa lo cho cha mẹ ngày nào thì đừng vội nghĩ đến các mối quan hệ khác ngoài xã hội bởi bổn phận của con cái là báo hiếu, yêu thương, chăm dưỡng cha mẹ – họ đã hi sinh cả đời này cho ta rồi. Còn nơi nào trên thế gian này ấm áp cho bằng vòng tay của cha? Có bài hát nào trên cuộc đời này dịu êm và tha thiết hơn lời ru con của mẹ? Và có ai khác nữa trong cuộc sống này yêu thương con, hi sinh cho con, tận tụy, âm thầm và không vụ lợi như cha mẹ đã từng? Câu chuyện đã gợi cho ta ý nghĩa sâu xa về tình mẫu tử, về ơn nghĩa với cha mẹ, với bậc sinh thành.Con không được phép một giây nào quên công lao ấy, sự thành công và những gì con có ngày hôm nay đều một phần từ sự nuôi dưỡng của mẹ, sự bảo ban của cha – những vầng sáng vĩ đại nhất cuộc đời con!
Cuộc sống quanh ta được tạo nên từ những điều giản dị. Sa mạc bao la bắt đầu từ những hạt cát rất nhỏ. Những chồi non mướt xanh báo hiệu đông tàn, cánh én chao nghiêng giữa nền trời thắm biếc để dẫn về cả một mùa xuân tinh khôi….Và mẹ – mẹ chính là điều giản dị nhất, vĩ đại nhất mà thế gian này đã tặng cho ta. Vòng tay ấm áp yêu thương, dòng sữa ngọt ngào cùng lời ru thiết tha trìu mến của mẹ đã quấn quýt bên ta trong từng giấc ngủ tuổi thơ:
“Ầu ơ…gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh dài mẹ thức đủ năm canh”
Mẹ lo lắng cho ta từng miếng ăn, giấc ngủ, thức thâu đêm mỗi khi ta đau bệnh. Ngày đầu tiên ta cắp sách đến trường, chính thức hòa mình vào thế giới rộng lớn bên ngoài, mẹ đã dìu dắt ta đi. Nuôi cho ta ăn học từ cấp một, cấp hai, cấp ba rồi tới khi lên đại học mẹ vẫn thương nhớ và lo lắng nhiều lắm. Trong mắt mẹ, con lúc nào cũng còn nhỏ nên chẳng khi nào mẹ ngừng quan tâm, mẹ cứ lặng lẽ như thế để rồi khóe mắt mẹ đã có nếp nhăn, vùng da mẹ đã “nám gần hết”. Đó có phải do mẹ dùng mỹ phẩm rẻ tiền nên mới gầy gò và nhăn nheo như vậy không? Đó có phải mẹ không mua loại hàng xịn, hàng tốt của Mĩ Ohammr như bạn gái con nói nên khuôn mặt của mẹ mới như vậy không? Mẹ sống ở nông thôn, mẹ đã quen với áo vải nâu bạc và có lẽ mẹ chưa biết đến son phấn cao cấp là gì bởi khi còn trẻ,ở thời buổi ấy đã có những loại đắt tiền như thế đâu, khi lập gia đình và sinh con – mẹ đã dành hết thời gian, công sức và tuổi xuân của mình để chăm lo cho con có cuộc sống đủ đầy như bao đứa trẻ khác. Mẹ luôn dành tặng con những gì quý giá nhất đời mẹ, ấy vậy mà khi lớn khôn, khi thành công con có nghĩ đến mẹ đầu tiên không? Phải chăng khi nhận được nhiều tình yêu thương của cha mẹ nên khi lớn lên con dường như quên đi và rất tự nhiên nghĩ rằng mọi thứ được cho sẵn và có quyền hưởng thụ trên nỗi vất vả nhọc nhằn của cha mẹ. Và sau này, có những khi ta trở thành ba, thành mẹ rồi lúc đó ta có chợt thấy buồn lòng và đau đớn khi con chúng ta không còn nhớ đến cha mẹ chúng nữa? Lúc đó dường như ta mới thấu hiểu nỗi niềm của cha mẹ và sự ân hận của chính bản thân mình. Như Henry Ward Beecher từng nói: “Chúng ta không bao giờ biết được tình yêu bao la mà cha mẹ dành cho mình chỉ tới khi chúng ta trở thành những ông bố, bà mẹ thực sự”
Bầu trời xa tít tắp và huyền ảo đến khôn cùng kia chỉ đẹp và gần gũi hơn khi tỏa sáng những ánh sao lấp lánh. Và có loài hoa nào tồn tại được, tươi tắn rực rỡ được nếu như không có ánh nắng mặt trời. Có gương mặt trẻ thơ nào trọn vẹn hồn nhiên khi thiếu vắng nụ cười vô tư lự? Sự hiện hữu của mẹ trong cuộc đời ta luôn lặng lẽ, âm thầm… tự vấn lại lòng mình đôi khi đã quá vô tư đến độ vô tâm mà tận hưởng tình yêu của mẹ. Tình mẹ cho ta không đòi hỏi, đáp đền như mọi dòng sông vẫn luôn lặng thầm chảy ra biển lớn. Lòng yêu thương mẹ dành cho ta như những phù sa tự ngàn đời, vẫn bồi đắp cho biết bao đồng bằng, bến sông thêm màu mỡ, tốt tươi. Cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta cách làm người, cách đối nhân xử thế, cách biết tự lập. Cha mẹ dạy ta bằng những kinh nghiệm, những hiểu biết về cuộc sống, về đạo làm người của chính bản thân. Sau này, dù chúng ta lớn lên, đi học có thầy cô dạy dỗ, nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên – người thầy vĩ đại nhất.
Suốt một cuộc đời, cha mẹ vất vả, tần tảo nuôi con không màng tới sự báo đáp. Thiết nghĩ, cha mẹ có thể cho ta cả một đời để nuôi nấng, cho ta cuộc sống ấm no cả vật chất lẫn tinh thần. Đổi lại, những đứa con chỉ cần giành một chút thời gian mỗi ngày quan tâm, một cuộc gọi hỏi thăm cha mẹ, một nụ cười ấm áp, hạnh phúc của con đã khiến cha mẹ vui rồi. Nhưng những điều nhỏ nhặt ấy chúng ta đã làm được hay chưa? Cha mẹ dù buồn, dù nhớ nhưng có bao giờ trách móc ta hay chưa? Đứa con nào rồi cũng sẽ có lúc hồn nhiên không lo nghĩ, vô tư nhưng đừng bao giờ vô tâm,vô cảm với cha mẹ – đừng để khuôn mặt của họ nhiều nếp nhăn hơn nữa bởi cuộc đời họ đã lam lũ quá rồi!
“Tảo tần sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn – đưa tấm lưng gầy cha che chở đời con”. Sớm nhận biết được công lao vĩ đại của đấng sinh thành dành cho con cái, ta dễ dàng bắt gặp những “bông hoa hiếu thảo” vẫn ngát hương trong mỗi gia đình, trong cuộc sống thường nhật hôm nay. Bà Bùi Thị Kim Cúc là một nhân vật điển hình. Bà Cúc tuổi đã gần 60, bà mang nhiều di chứng do trấn thương sọ não nhưng vẫn ngày đêm vất vả, lo toan cho người mẹ 92 tuổi bị đãng trí và người dì ruột ngoài 80 tuổi đau yếu liên miên. Đã 40 năm nay bà Cúc không dám đi đâu xa, chỉ quanh quẩn chăm sóc khu vườn để hàng ngày mang ra chợ bán kiếm sống bởi đó chính là nguồn sống của ba người phụ nữ trong nhà. Cứ thế thời gian cùng nỗi lo mưu sinh đè nặng lên đôi vai, khi ngẩng đầu lên thì đã già, bà Cúc ở vậy nuôi mẹ và dì cho trọn đạo thảo hiếu. Hay người con trai 63 tuổi cũng vậy, dù bị tật nguyền, dù nghèo khó, đi lại và nói năng rất khó khăn nhưng hằng ngày vẫn đi ăn xin nuôi mẹ già 87 tuổi bị mù lòa, chăm sóc từ bữa ăn tới giấc ngủ cho mẹ. Bé Gia Huy 4 tuổi cũng là một điển hình, mẹ bị tai nạn giao thông rất nặng, sau mỗi buổi đi nhà trẻ về bé chỉ quanh quẩn bên mẹ trên chiếc giường ọp ẹp, lúc thì bóp chân, lấy nước, đút cháo cho mẹ. Gia Huy chính là động lực to lớn khiến mẹ em không còn chán nản, tự ti và cố gắng mỗi ngày… Đó là những tấm gương sáng về lòng biết ơn, sự hiếu thảo cho mọi người soi mình vào để yêu thương, nghĩ về cha mẹ nhiều hơn. Những người con khuyết tật, đứa trẻ nhỏ như vậy đã ý thức được chữ hiếu đối với đấng sinh thành thì tại sao chúng ta là những người bình thường, khỏe mạnh lại không thể?
Bên cạnh những tấm gương hiếu thảo kia, bên ngoài xã hội còn rất nhiều đứa con không có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ. Họ chỉ biết quan tâm đế bản thân mình, vui chơi quên ngày tháng mà không hề nghĩ đến cha mẹ đang ngày đêm vất vả, đổ mồ hôi nước mắt để đánh đổi cho con một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu như thế? Họ nỡ quên đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Thậm tệ hơn nữa là có những lời nói và hành động không đúng khiến cha mẹ phải buồn lòng. Có phút giây bất chợt nào đó, những con người ấy chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ, một người cha đang sống trên cõi đời này không? Thật đau lòng và chua xót cho những kẻ đã phụ bạc tình thương yêu mà cha mẹ đã trao tặng cho họ.Chính người nuôi họ lớn họ còn không nghĩ tới huống hồ gì người ngoài… Họ là những con người đang làm tối đi bức tranh “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta bao đời, cần lên án và phê phán mạnh mẽ!
Câu chuyện đã thức tỉnh lương tâm của chúng ta, gửi đến bạn đọc thông điệp sống bổ ích: là phận con phải biết ơn cha mẹ, ông bà – những đấng sinh thành đã dìu dắt, nâng đỡ ta từ khi lọt lòng đến lúc lớn khôn bởi sự hi sinh và dưỡng dục của họ kì diệu như phép màu của bà tiên, ông bụt vậy, đó là tình yêu vĩ đại nhất thế gian. Chúng ta hãy báo đáp công ơn cha mẹ bằng cách cố gắng học tập thật tốt, giúp đỡ và quan tâm cha mẹ nhiều hơn, có trách nhiệm với gia đình hơn, yêu thương nhiều hơn và đừng bao giờ làm cha mẹ buồn lòng. Đơn giản như vậy thôi hãy dành thời gian cho gia đình bởi gia đình là điều tuyệt vời nhất!
“Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với cha mẹ, không bao giờ làm cha mẹ buồn để bất kì người cha,người mẹ nào cũng sẽ nhận được sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ. Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!”
bởi minh dương 19/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
tóm tắt tác phẩm chí phèo với với sự sáng tạo của bản thân
08/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cái lò gạch cũ ra đời vào năm nào? Đôi lứa xứng đôi ra đời năm nào? Chí phèo ra năm nào ? 3 tác phẩm ra năm khác nhau
12/12/2022 | 0 Trả lời
-
1 TB chung dùng cho được cả 4 bài 2 đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của 1 tang gia, Chí phèo.
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
liên hệ tác phẩm vĩnh biệt cửu trùng đài với đời sống
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy về Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Trong đó có dùng câu bị động và giải thích tác dụng của câu bị động đó?
Làm bài văn khoảng 1/2 trang giấy
30/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề 3:Anh chị hãy Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ viết về lòng ích kỉ trong cuộc sống,Đề 5:Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày về việc học đối phó của học sinh cứu với các bạn ơi
sos cứu mình với giải hộ nha cảm ơn rất nhiều ạ
08/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ rõ bút pháp tượng trưng được thể hiện qua " Vội Vàng " ?
văn 11 Vội vàng Xuân Diêu
12/02/2023 | 1 Trả lời
-
nêu cảm nghĩ về âm điệu của hai khổ thơ đầu tron bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
cứu em với ạ
23/02/2023 | 0 Trả lời
-
cách viết mở bài vội vàng lớp 11
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ...Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ. Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”. (NGHỆ THUẬT SÓNG - hanhtrinhdelta.edu.vn) Câu 1: Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung? Câu 2: (1.0đ) Chỉ ra phép liên kết( đoạn 2) và nêu tác dụng của nó?. Câu 3: (2.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
28/03/2023 | 0 Trả lời
-
Những biểu hiện Tây hóa của một số người An Nam? Vì sao họ lại làm như vậy?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tiếng mẹ đẻ có vai trò gì với vận mệnh dân tộc?
12/04/2023 | 1 Trả lời
-
Raxum Gamzatop từng viết: "Có người tưởng rằng cứ bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại là trở thành người vĩ đại. Nhưng cái vĩ đại lại nằm ở sự giản dị. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân về nhà văn và tác phẩm trong giai đoạn văn học 1930-1945". Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
05/08/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích bài thơ Nguyên đán của Xuân Diệu.
30/08/2023 | 0 Trả lời
-
Câu chuyện dưới đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
NGƯỜI THỢ XÂY
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để ghi nhận sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”.
05/09/2023 | 0 Trả lời
-
Câu truyện trong tác phẩm vợ nhặt đã gợi cho suy nghĩ gì về tình người trong hoạn nạn khó khăn của dân tộc ta. Hãy liên tới thời điểm hiện tại?
15/09/2023 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong truyện Chí Phèo.
17/09/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết 1 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao ở truyện ngắn "Cái chết của con mực"
28/09/2023 | 0 Trả lời
-
Phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về những đặc sắc chủ đề , đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng về thông điệp rút ra từ văn bản " Người trẻ và hành trang bước vào thế kỉ XXI"
02/10/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy thử lí giải vì sao Chí Phèo lại chửi như vậy? Mục đích tiếng chửi là gì và cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi?
05/10/2023 | 0 Trả lời
-
18/10/2023 | 0 Trả lời