YOMEDIA
NONE

Quá trình hiện đại hóa văn học và đặc điểm thơ mới qua các bài Hầu trời, Vội Vàng...

1.Quá trình hiện đại hóa văn học và đặc điểm thơ mới qua các bài thơ: Hầu trời, Vội Vàng, Đây thôn vĩ dạ, Tràng giang} So sánh cái tôi cá nhân trong các bài thơ

2.Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong thơ ca giai đoạn đầu TK XX qua các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương, Từ ấy, Chiều tối-->So sánh các bài thơ

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • 1:

    - Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng như nhiều cây bút Hán học yêu nước và cách mạng khác, nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, các ông vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại. Điều này thể hiện rõ nhất trong Xuất dương lưu biệtcủa Phan Bội Châu.

    - Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930), công cuộc hiện đại hóa văn học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Văn học giai đoạn này đã đổi mới, có tính hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là trong sáng tác thơ. Bài Hầu trời của Tản Đà thể hiện rõ tính chất trên.

    - Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới được xem là "một cuộc cách mạng thơ ca" (Hoài Thanh). Bài Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, ... là những bài thơ rất tiêu biểu, thể hiện rất rõ những đặc trưng của Thơ mới.

      bởi Trần Thu Thủy 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON