YOMEDIA
NONE

Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử và biện pháp khắc phục.

Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử và biện pháp khắc phục.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những cố gắng không ngừng nghỉ để phát triển nền giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong thời đại hiện nay thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Tình trạng này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chất lượng giáo dục

    Trung thực là đức tính cao quý của con người. Thiếu trung thực là làm không đúng, không thành thực trong suy nghĩ và hành động của bản thân, có thái độ lừa gạt, gian dối. Trong thi cử thiếu trung thực là gian lận, có những hành động sai trái, chị coi trọng điểm số mà bỏ qua kiến thức thực, không đúng với khả năng của bản thân. Một trong những biểu hiện của thái độ đó là quay cóp trong khi làm bài kiểm tra và trong các kì thi, nhằm mục đích đạt được điểm số như mong muốn dù đó không phải là thực lực.

    Không phải tự nhiên mà thiếu trung thực lại trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong thi cử. Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử đầu tiên phải kể đến từ chính bản thân của mỗi học sinh. Do lười học, trên lớp không chú ý nghe giảng về nhà lại không luyện tập để rèn luyện kiến thức, nhưng muốn đạt điểm cao thành tích tốt cho nên lựa chọn gian lận. Cũng có những người chăm chỉ học hành nhưng không tự tin vào kiến thức của bản thân, lo lắng mình sẽ làm không tốt nên phụ thuộc vào sách vở dẫn đến quay cóp trong thi cử.

    Ngoài những nguyên nhân chủ quan có cả nguyên nhân khách quan. Cha mẹ đôi khi kỳ vọng quá nhiều vào con cái, muốn mong muốn con mình giỏi giang, gây áp lực học hành cho chúng. Không muốn cha mẹ phải thất vọng, thậm sợ hãi bởi những hình phạt của cha mẹ khi đạt điểm kém, nhiều học sinh phải oằn mình để gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ dù không phải ai cũng thông minh sẵn tính trời. Một số môi trường coi trọng thành tích, gây áp lực lớn cho học sinh khiến các em hành động gian lận để đạt được chỉ tiêu như đã đề ra.

    Vấn nạn đó trở nên phổ biến mà nhiều người không hề để ý đến tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Thiếu trung thực trong thi cử khiến cho người học không có kiến thức khi bước vào đời. Những bài kiểm tra bài thi là thời điểm để đánh giá lại kiến thức mình đã học được, nhìn nhận lại năng lực của bản thân để biết được lỗ hổng kiến thức. Từ đó có biện pháp khắc phục để để cải thiện và nâng cao. Nhưng khi đã gian lận, thành tích đạt được không phải là thành tích thật người học sẽ không biết được mình đang ở trình độ nào. Gian lận một lần trót lọt có thể có những lần sau, dần dần trở thành một thói quen đáng sợ. Người gian lận quá lâu sẽ trở thành người không trung thực trong tiềm thức, từ gian lận trong thi cử có thể dẫn tới gian lận trong công việc và cuộc sống sau này. Nhưng những hành động gian lận sớm muộn cũng sẽ bị vạch trần, khi đó mọi người sẽ quay lưng lên án gay gắt. Hậu quả nghiêm trọng không thể tưởng tượng nổi.

    Gian lận cho ra những thành tích giả khiến cho nhiều người dễ bi quan về năng lực của bản thân. Bởi lẽ dù họ cố gắng bao nhiêu cũng lùi lại phía sau của những người gian lận. Không những thế những tấm bằng giả có thể cướp đi cơ hội việc làm của những người có kiến thức thật, dẫn đến những câu chuyện xót xa sau này. Xã hội dần dần sẽ bị xâm chiếm bởi sự gian lận lừa dối, ngành giáo dục của đất nước sẽ đi xuống, và rồi tương lai của xã hội tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?

    Hiện thực đó đặt ra một vấn đề mà tất cả chúng ta cần chung tay. Làm thế nào để đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng thiếu trung thực trong thi cử? Đầu tiên xuất phát từ mỗi cá nhân những người học. Trong quá trình học tập phải luôn cố gắng học với thái độ nghiêm túc tích cực. Tự tin với kiến thức mình đã học được thoát ra khỏi cuốn sách quyển vở trong giờ kiểm tra. hãy xác định mục đích của việc học là xây dựng cho tương lai sau này mà không phải vì điểm số vì thành tích nhất thời. Đặc biệt tất cả mọi người phải kiên quyết chống bệnh thành tích, trân trọng nhân tài thực sự. Đồng thời ở mỗi nhà trường tổ chức cần khen thưởng động viên kịp thời những đối tượng những tấm gương trong vấn đề Đạt bỏ tiêu cực giáo dục hiện nay. Gia đình nhà trường phải quan tâm Thực sự đến nỗi thế hệ học sinh, không đặt nặng và gây áp lực thành tích để con em mình được thoải mái học tập.

    Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp hàng đầu và dài lâu, là mối quan tâm không phải của riêng ai mà là của cộng đồng. mỗi cá nhân cần có ý thức để xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, phát triển tương lai con người và đất nước sau này.

      bởi thủy tiên 13/02/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON