Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu.
Phân tích lẽ sống trong bài thơ Từ Ấy của Tố Hữu.
Trả lời (2)
-
Trong lịch sử văn học cách mạng nước nhà, thật hiếm thấy nhà thơ nào lại có những tác phẩm mang đậm dấu ấn đặc trưng của mỗi giai đoạn lịch sử và đã đi vào lòng người như thơ Tố Hữu trong thế kỉ 20. Tình yêu quê hương, đất nước thiết tha, sâu nặng đã hóa thân vào những vần thơ trữ tình chính trị đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật thơ ca cách mạng
Đọc những vần thơ, những bài thơ của Tố Hữu, chúng ta như cảm nhận được một tâm hồn thơ dạt dào cảm xúc, một trái tim nhân hậu, một tấm lòng trung trinh với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân và tình cảm gắn bó thân thiết keo sơn với đồng bào, đồng chí.
“Dù ai thay ngựa giữa dòng
Đời ta vẫn ngọn cờ hồng cứ đi
Vẫn là ta đó những khi
Đầu voi ra trận cứu nguy giống nòi.Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là vì lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời.. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc, đậm đà qua 6 tập thơ nổi tiếng: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận, Gió lộng, Máu...
Bài thơ “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói ” Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.“Từ ấy” là một thời điểm lịch sử đã trực tiếp tác động đến cuộc đời nhà thơ khi được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin, một kỉ niệm sâu sắc của người thanh niên yêu nước bắt gặp lí tưởng Cách mạng, Trong buổi ban đầu ấy, những người thanh niên như Tố Hữu dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách thống trị của thực dân phong kiến “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”. Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng cộng sản như nắng hạ , như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.
Người thanh niên học sinh Tố Hữu đã đón nhận lí tưởng ấy không chỉ bằng khối óc mà bằng cả con tim, không chỉ bằng nhận thức lí trí mà xuất phát từ tình cảm:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Từ ấy đã làm cho tâm hồn Tố Hữu” bừng nắng hạ” đó là một luồng ánh sáng mạnh mẽ, rực rỡ của nắng vàng chứa chan hạnh phúc ấm no. Soi tỏ vào những bài thơ sau này ta mới thấy hết được niềm vui sướng của Tố Hữu trước ánh sáng huy hoàng của chân lí.
Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới chỉ một đường cách mạngVà đó mới là bản chất của lí tưởng cộng sản đã làm người thanh niên 18 tuổi ấy say mê, ngây ngất trước một điều kì diệu: Mặt trời chân lí chói qua tim.
Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng, của cách mạng, mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.
Lý tưởng Cách mạng đã làm thay đổi hẳn một con người, một cuộc đời. So sánh để khẳng định một sự biến đổi kì diệu mà lí tưởng Cách mạng đem lại:
Hồn tôi là một vườn hoa lá,
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng đem lại :”hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim hót. Ở đây hiện thực và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu thơ.
Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao. Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó với mọi người:
Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi bên nhau thêm mạnh khối đời.“Buộc” và “trang trải” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam.Để tình trang trải với trăm nơi
Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân. Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản. Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hi sinh cho cuộc sống – Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”., mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng. Từ đó Tố Hữu đã thể hiện niềm hãnh diện khi được là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình những người nghèo khổ bất hạnh:
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bấc cù bơ.Tố Hữu nguyện sẽ đứng vào hàng ngũ những người “than bụi, lầy bùn” là lực lượng tiếp nối của “vạn kiếp phôi pha”, là lực lượng ngày mai lớn mạnh của “vạn đầu em nhỏ”, để đấu tranh cho ngày mai tươi sáng. Điệp từ “là” được nhắc đi nhắc lại, nó vang lên một âm hưởng mạnh mẽ lắng đọng trong tâm hồn ta một niềm cảm phục, quý mến người trai trẻ yêu đời, yêu người này.
Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, “Từ ấy” đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.
Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng – tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản.
Cả cuộc đời Tố Hữu đã hiến dâng cho tổ quốc, cho Đảng và nhân dân. Khi biết sắp phải đi xa, ông cũng chỉ nghĩ là về một nơi mà ta vẫn gọi là “cõi tạm”. Ông mong muốn tiếp tục được hiến dâng:
Tạm biệt đời ta yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro.
Thơ gửi bạn đường. Tro bón đất
Sống là cho. Chết cũng là cho.Bởi thế, con người, cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và thi ca của Tố Hữu luôn sống mãi trong niềm tin yêu, kính trọng của Đảng và nhân dân.
bởi thu trang 31/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Tố Hữu xuất thân trong gia đình tiểu tư sản.Từ ấy là bài thơ ghi nhận kỉ niệm của Tố Hữu khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bài thơ có nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, nó là tuyên ngôn về lẽ sống của một người chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.- Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập Từ ấy. Bao trùm lên toàn bộ sáng tác thơ của Tố Hữu là vì lý tưởng cách mạng, vì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, vì lương tâm, chính nghĩa, công lý và lẽ phải trên đời.. Và một trong những giá trị tiêu biểu của thơ Tố Hữu là tính hướng thiện được biểu lộ vừa thầm kín, tinh tế, vừa sâu sắc, đậm đà.
Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu sáng tác vào tháng 7/1938; nhan đề bài thơ trở thành tên tập thơ đầu của ông. Có thể nói Từ ấy là tiếng hát của người thanh niên yêu nước Việt Nam giác ngộ lí tưởng Mác Lê Nin trong ngày hội lớn của cách mạng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chimNgay ở câu thơ đầu tiên ta đã bắt gặp một hình ảnh ẩn dụ rất mạnh mẽ, đó là “bừng nắng hạ”. Chúng ta chắc ai cũng biết, cũng cảm nhận được ánh nắng của mùa hè chói chang đến cỡ nào, có sức lan tỏa đến cỡ nào và rực rỡ ra sao rồi phải không. Nó đủ để làm bừng lên, phát sáng lên mọi góc khuất, mọi nơi tối tăm, cùng cực nhất của thế gian cũng như của tâm hồn con người bị đóng băng, bị che giấu, bao phủ. Tiếp tục với lối ẩn dụ tài tình bằng những hình ảnh như “mặt trời chân lý” như “chói qua tim”.
Tác giả của bài thơ Từ ấy tiếp tục trải ra trước mắt ta sự hân hoan, sự vui sướng đến tột cùng của mình. “Mặt trời chân lý” đó chính là những lý tưởng sáng sủa, mới mẻ của Đảng, của cách mạng đang thấm sâu vào từng thớ da thịt, vào tận xương tủy, tới trái tim đang lỗi nhịp, đang khô cằn, phủ bụi của Tố Hữu. Làm cho ông phải dùng đến “vườn hoa lá”, “đậm hương”, “tiếng chim” mới diễn đạt hết những niềm hạnh phúc, những sự hân hoan trong tâm hồn của người chiến sĩ trẻ tuổi lúc bấy giờ.
Phải chăng, tâm hồn của người chiến sĩ này trước đây rất mông lung, rất tăm tối nhưng từ khi gặp được lý tưởng ấy, Tố Hữu đã phải ví von, so sánh với “vườn hoa lá” đang ở độ xuân thì, đang sinh sôi, nảy nở với trăm hoa, muông thú cùng khoe hương, khoe sắc, khoe thanh. Sự náo nức, nhiệt huyết, sự mãnh liệt đến cùng cực của niềm vui hân hoan là những gì mà ta cảm nhận được ở khổ thơ mở đầu này.
Mặt trời chân lí là một hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho lí tưởng của Đảng,của cách mạng , mặt trời của chủ nghĩa xã hội. Tố Hữu với tấm lòng nhiệt thành của mình đã tự hào đón lấy ánh sáng của mặt trời, sẵn sàng hành động cho lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bởi lí tưởng đã “chói” vào tim- chính là nơi kết tụ của tình cảm, là nơi kết hợp hài hòa giữa tâm lí và ý thức trí tuệ chỉ thực sự hành động đúng khi có lí tưởng cách mạng, khi có ánh sáng rực rỡ của mặt trời chân lí chiếu vào.
Nếu khổ đầu là một tiếng reo vui phấn khởi thì khổ thứ hai và thứ ba là bản quyết tâm thư của người thanh niên cộng sản nguyện hòa cái tôi nhỏ bé của mình vào cái ta chung rộng lớn của quần chúng nhân dân cần lao.Người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó với mọi người:
Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi bên nhau thêm mạnh khối đời.“Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu. “Buộc” là đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam. Lý tưởng sống mới, lẽ sống mới mà nhà thơ nói đến ở đây là sự tự nguyện đến chân thành khi ông sẵn sàng “buộc” lòng mình với tất cả mọi người, tất cả mọi nơi. Ông nhận mình là một người dân lao động bình thường, là một người đồng bào của đất nước Việt Nam, là người cũng chia sẻ vui buồn, khổ cực, cùng ăn uống, cùng ngủ nghỉ như tất cả mọi người. Và tất cả gắn kết họ thành một đại gia đình, thành một khối thống nhất không gì tách rời được.
Ở câu cuối cùng của khổ thơ thứ hai, ta thấy chú ý nhất ở hai từ “khối đời”. Hai từ này bao hàm rất rộng rãi, có nhiều ý nghĩa mông lung, không rõ ràng. Nhưng ở bài thơ này, nó là nhiều, là vô vàn, vô số cuộc đời được gắn kết, được chia sẽ, được bao bọc lấy nhau tạo thành một khối thống nhất, vững chắc, liên kết với nhau như những người thân ruột thịt trong gia đình mà không gì có thể lung lay hay chia cắt được.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bấc cù bơ.Từ một người đã từng sống trong cảnh tối tăm, mất phương hướng, Tố Hữu bây giờ đã là con, là em, là anh của đại gia đình nhân dân lao động nghèo khổ. Hiện tại trái ngược với quá khứ. Ông đang trở thành chỗ dựa, thành nơi khai sáng và cũng là lý tưởng, nguồn chân lý của những người có kiếp sống “phôi pha”, nhạt nhẽo, đáng thương, của những đứa em nhỏ bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời vô định và không biết đến ngày mai “cù bất cù bơ”. Tưởng như ta chỉ bắt gặp tính từ “cù bất cù bơ” này trong những câu nói của người dân lao động nghèo khổ khi họ đang nói chuyện với nhau mà thôi. Vậy mà trong Từ ấy ta bắt gặp sự gần gũi thường ngày đó. Bởi giờ ông không phải mang tâm thế của một người đi khai sáng, mà là con, là em, là anh của họ.
Người chiến sĩ trẻ ấy sống cùng với họ, trải qua mọi đắng cay khổ cực, cùng nhau san sẻ, chia sớt những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, những nỗi nhọc nhằn lo toan thường ngày. Việc nhà thơ nhấn mạnh, lặp đi lặp lại từ “là” để cho người đọc có cảm giác chắc chắn, bền chặt, gắn bó keo sơn giữa ông với những người dân lao động trong xã hội lúc bấy giờ.
Với một tình cảm cá nhân đằm thắm, trong sáng, Từ ấy đã nói một cách thật tự nhiên nhuần nhụy về lí tưởng, về chính trị và thật sự là tiếng hát của một thanh niên, một người cộng sản chân chính luôn tuôn trào trong mình mạch nguồn của lí tưởng cách mạng.
Bài thơ Từ ấy của Tố Hữu là một bài thơ vừa có tính triết lý sâu sắc, vừa rất gần gũi, bình dị, thân thuộc. Sau mấy chục năm đọc lại, những vần thơ đó vẫn là một câu hỏi thấm thía mà những người cộng sản hôm nay không thể không suy ngẫm một cách nghiêm túc để tự mình tìm ra lời giải đáp thấu đáo. Giữa cái chung và cái riêng, giữa cộng đồng – tập thể và cá nhân, giữa vật chất tầm thường và tinh thần – tư tưởng của người cộng sản
bởi Nguyễn Hoàng Thịnh 01/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
tóm tắt tác phẩm chí phèo với với sự sáng tạo của bản thân
08/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cái lò gạch cũ ra đời vào năm nào? Đôi lứa xứng đôi ra đời năm nào? Chí phèo ra năm nào ? 3 tác phẩm ra năm khác nhau
12/12/2022 | 0 Trả lời
-
1 TB chung dùng cho được cả 4 bài 2 đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của 1 tang gia, Chí phèo.
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
liên hệ tác phẩm vĩnh biệt cửu trùng đài với đời sống
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy về Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Trong đó có dùng câu bị động và giải thích tác dụng của câu bị động đó?
Làm bài văn khoảng 1/2 trang giấy
30/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề 3:Anh chị hãy Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ viết về lòng ích kỉ trong cuộc sống,Đề 5:Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày về việc học đối phó của học sinh cứu với các bạn ơi
sos cứu mình với giải hộ nha cảm ơn rất nhiều ạ
08/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ rõ bút pháp tượng trưng được thể hiện qua " Vội Vàng " ?
văn 11 Vội vàng Xuân Diêu
12/02/2023 | 1 Trả lời
-
nêu cảm nghĩ về âm điệu của hai khổ thơ đầu tron bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
cứu em với ạ
23/02/2023 | 0 Trả lời
-
cách viết mở bài vội vàng lớp 11
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ...Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ. Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”. (NGHỆ THUẬT SÓNG - hanhtrinhdelta.edu.vn) Câu 1: Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung? Câu 2: (1.0đ) Chỉ ra phép liên kết( đoạn 2) và nêu tác dụng của nó?. Câu 3: (2.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
28/03/2023 | 0 Trả lời
-
Những biểu hiện Tây hóa của một số người An Nam? Vì sao họ lại làm như vậy?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tiếng mẹ đẻ có vai trò gì với vận mệnh dân tộc?
12/04/2023 | 1 Trả lời
-
Raxum Gamzatop từng viết: "Có người tưởng rằng cứ bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại là trở thành người vĩ đại. Nhưng cái vĩ đại lại nằm ở sự giản dị. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân về nhà văn và tác phẩm trong giai đoạn văn học 1930-1945". Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
05/08/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích bài thơ Nguyên đán của Xuân Diệu.
30/08/2023 | 0 Trả lời
-
Câu chuyện dưới đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
NGƯỜI THỢ XÂY
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để ghi nhận sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”.
05/09/2023 | 0 Trả lời
-
Câu truyện trong tác phẩm vợ nhặt đã gợi cho suy nghĩ gì về tình người trong hoạn nạn khó khăn của dân tộc ta. Hãy liên tới thời điểm hiện tại?
15/09/2023 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong truyện Chí Phèo.
17/09/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết 1 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao ở truyện ngắn "Cái chết của con mực"
28/09/2023 | 0 Trả lời
-
Phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về những đặc sắc chủ đề , đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng về thông điệp rút ra từ văn bản " Người trẻ và hành trang bước vào thế kỉ XXI"
02/10/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy thử lí giải vì sao Chí Phèo lại chửi như vậy? Mục đích tiếng chửi là gì và cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi?
05/10/2023 | 0 Trả lời
-
18/10/2023 | 0 Trả lời