YOMEDIA
NONE

Phân tích đoạn thơ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc...

Phân tích đoạn thơ sau: " Lớp lớp mây cao đùn núi bạc...
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa ( Tràng giang, Huy Cận) lưu ý chỉ 2 câu thơ thôi . Em cần câu trả lời giấp ạ

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

    Câu thơ tả thực rất chính xác khung cảnh cuối hè, khi nhìn lên bầu trời thường gặp hiện tượng mây dồn cả về phía mặt trời lặn khi chiều xuống. Sự kết hợp giữa ánh hoàng hôn và những dải mây sẽ tạo thành vẻ đẹp lạ lùng tráng lệ. Nếu không hiểu hiện tượng này dễ liên tưởng hình ảnh kết hợp “mây – núi” thông thường, và như vậy câu thơ sẽ chẳng có gì đặc sắc. Các nhà địa vật lý gọi đó là mây thành, tầng tầng lớp lớp những đám mây tích điện, có thể tạo ra những tiếng sấm ầm ì. Với những tâm hồn giàu liên tưởng, ngắm ánh hào quang xuyên tỏa sắc bạc qua những đám mây, ngỡ như cuộc tụ hội của thiên binh thiên tướng!!! Trong một lần trả lời phỏng vấn, Huy Cận từng nói ông học được từ “đùn” của thơ Đỗ Phủ trong Thu hứng với hình ảnh “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”. Có lẽ nhà thơ đã có chút nhầm lẫn vì chính xác đây là hình ảnh dịch phóng khoáng của cụ Nguyễn Công Trứ cho câu thơ : “Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (trên cửa ải những đám mây sa sầm xuống sát mặt đất). Nguyễn Công Trứ khi dịch đã đem đến cách hiểu khác hẳn, để ta cảm nhận những đám mây mang sức sống mãnh liệt của thiên nhiên “đùn” lên từ mặt đất bao bọc cửa ải xa. Huy Cận tiếp thu tinh thần này, để diễn tả mây dựng nên “núi bạc” – một khung cảnh hoành tráng diễm lệ nhưng cũng chất ngất nỗi buồn. Bởi ánh nhìn đã bị giới hạn bởi bức thành sầu mây dựng kia!

    Đến câu thơ tiếp theo, ta lại nhận ra thủ pháp đối lập quen thuộc đậm chất cổ điển: một bên là “chim nghiêng cánh nhỏ”, một bên là “bóng chiều sa”. Cái nhỏ bé hữu hạn của một sinh linh đối lập với cái mênh mông vô hạn của vũ trụ khi chiều xuống. Dấu hai chấm giữa dòng thơ như một sự giải thích rõ ràng: vì bóng chiều “sa” khiến cho sức nặng của bầu trời đè nặng lên đôi cánh chim, không mang nổi nên khiến “chim nghiêng cánh nhỏ”. Không gian chuyển đổi như báo hiệu bóng tối sắp thay thế ánh sáng, khiến lòng người sầu càng sầu thêm! Trong câu thơ, ta bắt gặp biểu tượng lãng mạn trong hình ảnh “cánh chim” – mang nỗi khát vọng vượt thoát khỏi không gian, giới hạn của vũ trụ. Không còn nữa cái khát khao hăm hở muốn ôm cả bầu trời như thơ Xuân Diệu: “Chim nghe trời rộng giang thêm cánh” (Thơ Duyên) gắn với niềm vui hội ngộ. Cũng chẳng thể ngẩn ngơ tiếc nuối vì “Mây vẩn tầng không chim bay đi” (Đây mùa thu tới – Xuân Diệu) mà cánh chim trong thơ Huy Cận chới với, chao đảo, trĩu nặng bao buồn thương trước viễn cảnh những vẻ đẹp sắp chìm khuất trong bóng tối. Khi khát vọng vượt thoát không thể thực hiện, chỉ còn quay lại với chính mình trong nỗi buồn sâu thẳm.

      bởi Nguyễn Thị Ánh Hồng 16/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF