Phân tích bi kịch của viên cai ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù.
Phân tích bi kịch của viên cai ngục trong tác phẩm Chữ người tử tù.
Trả lời (1)
-
Được sinh ra làm người là một món quà quý giá, thiêng liêng của tự nhiên. Thế nhưng, nếu sống mà không được làm chính bản thân mình lại là một bi kịch đớn đau vô cùng. Nguyễn Tuân – một nhà văn lớn của dân tộc đã đóng góp không ít những tác phẩm để đời của mình vào nền văn học nước nhà – đã dựng nên một cuộc đời cai ngục đầy bi kịch như thế. Buồn tủi, dằn vặt và khổ đau. Cai ngục là một trong hai nhân vật chính trong tác phẩm Chữ người tử tù với nhiều ý nghĩa thâm thúy, sâu xa về cái đẹp mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe. Trong đó, những bi kịch về cuộc đời của viên cai ngục cũng chính là một điểm nhấn chiếm nhiều cảm xúc của nhà văn.
Ngục quan một chức vụ nhỏ trong hệ thống cai trị của chế độ phong kiến cũ, có nhiệm vụ cai quản tù nhân. Đặc điểm nổi bật của người này là ác độc, nhẫn tâm và vô tình. Có thể nói, hắn là vua trong ngục. Có thể đánh đập bất kỳ ai khiến kẻ tù nhân nào cũng sợ và ghét hắn. Nhưng ở đây, viên cai ngục của Nguyễn Tuân lại là một con người hoàn toàn khác. Mặc dù “trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa” nhưng “tính cách của viên quan coi ngục này” vẫn “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Cũng chính vì vậy mà ông phải lần lượt trải qua những bi kịch đớn đau trong cuộc đời mình.
Bi kịch đầu tiên chính là việc phải dấu mình trong chiếc bình phong với vẻ ngoài lạnh lùng, nhẫn tâm của một tên cai ngục đúng nghĩa. Ngay từ có lệnh truyền tử tù Huấn Cao sắp đến, ngục quan dù trong lòng đã rất mừng rỡ nhưng vẻ ngoài vẫn thầm kín dò la qua thầy thơ lại: “Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?” Việc đầu tiên mà cai ngục để ý đến không phải là về xuất thân, tội trạng của tử tù mà lại là “cái tài” của họ. Ngay điều này đã cho thấy tâm hồn yêu cái đẹp, trọng người tài của ngục quan. Nhưng đáng tiếc là ông lại phải dấu kín những điều ấy trong một bức bình phong kín đáo. Ông phủ nhận ngay “Không, tôi nghe tên quen quen và thấy nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn, thì tôi cũng hỏi thế thôi”. Nhưng mặt khác, ông lại lộ diện ngay ý định của mình khi bảo thầy thơ lại quét dọn cái buồng trong cùng để “có việc dùng đến”.
Ông chống chế rằng “Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không?”. Có lẽ lúc này tâm tư của ngục quan vừa hồi hộp vừa bối rối nên lúc thì kín đáo, lúc lại tỏ tường. Hồi hộp vì “thần tượng” của mình sắp đến, và bối rối vì không biết phải làm thế nào để đối đãi với “thần tượng”. Nhưng biết rằng chốn lao tù là chốn hiểm nguy nên ông vẫn cố giấu lòng mình bên trong cái vẻ bề ngoài vô tâm vô ưu. Thực chất trong lòng ông đang ngổn ngang biết bao nhiêu dòng suy nghĩ. Đếm ấy, ông trằn trọc băn khoăn không thể nào ngủ được. “Nơi góc chiếu án thư cũ đã nhợt màu vàng son, một cây đèn đế leo lét rọi vào một khuôn mặt nghĩ ngợi. Ngục quan băn khoăn ngồi bóp thái dương”. “Một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn tụt xuống phía chân giới không định”. “Bấy nhiêu thanh ấm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Những hình ảnh đậm chất lãng mạn mà nhà văn đã dùng ở đây đều thể hiện những tâm tư, tình cảm mến mộ của ngục quan đối với “một ngôi sao chính vị” – Huấn Cao sắp phải rời bỏ cuộc đời này. Xót xa, tiếc nuối nhưng ngục quan cũng chẳng thể làm gì được để giải thoát cho người anh hùng kia vì kiếp mình quá bé nhỏ, thấp hèn. Như vậy, cùng một lúc, ngục quan phải đóng cả hai vai. Và điều đáng nói là hai vai ấy hoàn toàn trái ngược nhau. Ban ngày ông là một tên cai ngục đáng ghét, nhưng khi đêm về lại là một con người chân thành, chất phác, yêu cái đẹp, cái tài. Sẽ rất khó chịu và khổ đau khi cứ phải che đi bản chất thiện lương của mình. Nhưng nếu không làm vậy, ông cũng chẳng thể nào tồn tại được ở chốn đầy hiểm nguy này.
Bi kịch thứ hai là có được thứ mình muốn trong tay rồi nhưng lại không thể nào chạm tay vào được. Ông khao khát có được chữ của ông Huấn treo trong nhà. Thì giờ đây Huấn Cao đã ở ngay trong ngục tù này, dưới sự quản lý của ông, ông muốn làm gì cũng được. Nhưng tấm lòng lương thiện và trọng người tài, trọng cái đẹp của ông không cho phép bản thân ông làm như vậy. Ông coi chữ ông Huấn là một “vật báu” chứ không đơn thuần chỉ là một của quý giá. Với quan niệm nét chữ nét người, Huấn Cao hẳn là một người vừa tài giỏi, vừa đức độ mới có cái tài “viết chữ nhanh và đẹp”. Như vậy, không chỉ ngục quan mà bất kỳ ai yêu cái đẹp cũng đều mong muốn có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà. Điều may mắn của viên cai ngục là ngay trong lúc này, Huấn Cao đang ở trong tay ông với vị trí là một tử tù.
Ông có thể tra tấn, ép buộc Huấn Cao viết chữ cho mình theo đúng cách mà các cai ngục khác vẫn thường làm khi muốn chiếm đoạt thứ gì đó. Nhưng ngục quan của Nguyễn Tuân không phải là một người như vậy. Ông hiểu rằng cái đẹp chỉ có giá trị khi được xuất phát từ cái tâm. Hơn nữa, chơi chữ là một thú vui tao nhã nhưng lại cao quý vô cùng. Không thể nào chiếm đoạt thứ thiêng liêng ấy bằng lòng ích kỷ và nhẫn tâm. Làm vậy đâu còn gì giá trị của cái đẹp nữa. Điều này khiến cho ngục quan càng băn khoăn, trăn trở. Đến nỗi ông sẽ hối hận cả đời nếu không xin được chữ của Huấn Cao. Cơ hội ngay trước mắt rồi mà không thể nào chạm tay vào được. Cái cảm giác ấy khiến con người ta khó chịu, bức bối vô cùng. Nhưng ngục quan lại không hề tỏ ra như vậy. Hàng ngày ông vẫn biệt đãi Huấn Cao và năm vị tù nhân kia. Thậm chí, ông còn hạ mình kính cẩn, lễ phép với tù nhân, điều mà mọi khi ông vẫn hay làm là tra tấn, hạch sách và quát tháo. Dù đã biệt đãi rất hậu hĩnh nhưng ngục quan vẫn chẳng được Huấn Cao để tâm đến. Ngay bên trong khung sắt kia chính là người mà ngục quan hằng ngưỡng mộ, kính trọng, nay ở trong tay mình rồi mà ông không thể nào chạm vào được. Một bi kịch thật trớ trêu và éo le.
Bi kịch thứ ba là bị người khác hiểu lầm về mình. Người ấy lại không phải ai khác mà chính là Huấn Cao – một người tài giỏi, đức độ, chí khí. Nếu bị ông coi khinh thì hẳn phải là một kẻ không ra gì. Và trong con mắt của một người hùng như ông, ngục quan đúng là người như vậy thật. Nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Trong lòng cai ngục luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho Huấn Cao. Ông chấp nhận hạ mình, chấp nhận bị khinh bỉ, bị sỉ nhục chỉ để mong sẽ cảm mến được người tài, được Huấn Cao chiếu cố ban cho ít chữ đem về treo trong nhà. Nhưng tấm lòng biệt đãi của ông, Huấn Cao không hề thấu hiểu. Mà ngược lại, ông buông ra lời thẳng thắn với ngục quan: Từ nay người đừng bước chân vào đây nữa. Hẳn là cai ngục tủi hổ lắm, nhưng ông hiểu vị trí của bản thân mình lúc này như thế nào nên ông không hề lấy làm buồn phiền, tức giận. Hơn nữa, thái độ của Huấn Cao là điều rất dễ hiểu.
Một người luôn tràn đầy nghĩa khí đối diện với kẻ thấp hèn, yếu đuối, hẳn là sẽ phát sinh nhiều mâu thuẫn. Và ngục quan tự ý thức được bản thân mình, nên ông cũng chí dám đáp lại một lời rất từ tốn nhỏ nhẹ: “xin lĩnh ý”. Hơn ai hết, ông hiểu rõ Huấn Cao đang nghĩ gì về mình nhưng ông lại không có cách nào giải thích được, chỉ bằng hành động biệt đãi hàng ngày, mong rằng một lúc nào đó Huấn Cao sẽ thấu hiểu. Nhưng mỗi một ngày trôi qua là mỗi một lần niềm mong mỏi khát khao của ngục quan lại trở nên xa dần, xa dần. Ông biết phải làm sao đây?
Bi kịch thứ ba là chọn nhầm nghề. Cái nghề với cái tâm của ông trái ngược nhau hoàn toàn. Câu tục ngữ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” trong hoàn cảnh này hoàn toàn đúng với viên quan coi ngục này. Bởi tâm hồn trong sáng, ông yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, yêu bằng tất cả tấm lòng của mình nhưng lại phải sống trong nơi tù túng, nhiều gian xảo, nhẫn tâm. Ông phải cuốn mình lại, dấu kín trong bức bình phong hoàn hảo của một tên quan coi ngục thực sự với những mánh khóe hành hạ tù nhân. Nhưng khi cai quản Huấn Cao và năm người bạn tù kia, dù âm thầm kín đáo, nhưng ít nhất ngục quan cũng đã dám sống đúng bản chất của mình khi ngày ngày đem rượu thịt đến biệt đãi tử tù thay vì đánh đập, mạt sát. Nếu làm một nghề khác, như thầy thuốc, hay thầy giáo, hẳn ngục quan này sẽ là một người rất thành công, được nhiều người kính mến và quý trọng. Nhưng thật éo le khi ông lại chỉ là một tên coi ngục trong chốn đề lao lắm lọc lừa, dối trá. Ngay cả bản thân ông còn phải tự lừa dối chính mình để sống qua ngày đoạn tháng trong nơi tối tăm này.
Và rồi, sau tất cả những bi kịch ấy, ngục quan cũng đã nhận lại được điều mình hằng khát khao. Đúng là trời không phụ lòng người. Cũng như người hùng Huấn Cao không bội bạc với người hiền khi cảm thấu tấm lòng chân thật của ngục quan. Ông đồng ý cho chữ. Dù cảnh ấy diễn ra ngay trong nơi tối tăm, nhơ bẩn nhưng sau cùng, cái đẹp vẫn bừng sáng như ngọn đuốc rực rỡ giữa đêm.
Bấy nhiêu lời lẽ, bấy nhiêu câu văn, và bấy nhiêu bi kịch mà ngục quan phải trải qua đều là những thủ pháp nghệ thuật của nhà văn. Ông muốn hướng mọi người đến cái đẹp hoàn hảo. Cái đẹp gắn liền với cái tâm. Tâm đẹp thì mọi thứ khác khi xuất phát từ tâm mới đẹp.
bởi bich thu 30/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
tóm tắt tác phẩm chí phèo với với sự sáng tạo của bản thân
08/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cái lò gạch cũ ra đời vào năm nào? Đôi lứa xứng đôi ra đời năm nào? Chí phèo ra năm nào ? 3 tác phẩm ra năm khác nhau
12/12/2022 | 0 Trả lời
-
1 TB chung dùng cho được cả 4 bài 2 đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của 1 tang gia, Chí phèo.
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
liên hệ tác phẩm vĩnh biệt cửu trùng đài với đời sống
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy về Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Trong đó có dùng câu bị động và giải thích tác dụng của câu bị động đó?
Làm bài văn khoảng 1/2 trang giấy
30/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề 3:Anh chị hãy Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ viết về lòng ích kỉ trong cuộc sống,Đề 5:Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày về việc học đối phó của học sinh cứu với các bạn ơi
sos cứu mình với giải hộ nha cảm ơn rất nhiều ạ
08/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ rõ bút pháp tượng trưng được thể hiện qua " Vội Vàng " ?
văn 11 Vội vàng Xuân Diêu
12/02/2023 | 1 Trả lời
-
nêu cảm nghĩ về âm điệu của hai khổ thơ đầu tron bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
cứu em với ạ
23/02/2023 | 0 Trả lời
-
cách viết mở bài vội vàng lớp 11
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ...Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ. Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”. (NGHỆ THUẬT SÓNG - hanhtrinhdelta.edu.vn) Câu 1: Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung? Câu 2: (1.0đ) Chỉ ra phép liên kết( đoạn 2) và nêu tác dụng của nó?. Câu 3: (2.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
28/03/2023 | 0 Trả lời
-
Những biểu hiện Tây hóa của một số người An Nam? Vì sao họ lại làm như vậy?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tiếng mẹ đẻ có vai trò gì với vận mệnh dân tộc?
12/04/2023 | 1 Trả lời
-
Raxum Gamzatop từng viết: "Có người tưởng rằng cứ bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại là trở thành người vĩ đại. Nhưng cái vĩ đại lại nằm ở sự giản dị. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân về nhà văn và tác phẩm trong giai đoạn văn học 1930-1945". Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
05/08/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích bài thơ Nguyên đán của Xuân Diệu.
30/08/2023 | 0 Trả lời
-
Câu chuyện dưới đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
NGƯỜI THỢ XÂY
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để ghi nhận sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”.
05/09/2023 | 0 Trả lời
-
Câu truyện trong tác phẩm vợ nhặt đã gợi cho suy nghĩ gì về tình người trong hoạn nạn khó khăn của dân tộc ta. Hãy liên tới thời điểm hiện tại?
15/09/2023 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong truyện Chí Phèo.
17/09/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết 1 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao ở truyện ngắn "Cái chết của con mực"
28/09/2023 | 0 Trả lời
-
Phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về những đặc sắc chủ đề , đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng về thông điệp rút ra từ văn bản " Người trẻ và hành trang bước vào thế kỉ XXI"
02/10/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy thử lí giải vì sao Chí Phèo lại chửi như vậy? Mục đích tiếng chửi là gì và cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi?
05/10/2023 | 0 Trả lời
-
18/10/2023 | 0 Trả lời