YOMEDIA
NONE

Phân tích 4 câu thơ đầu bài Thương vợ - Tú Xương.

Phân tích 4 câu thơ đầu bài Thương vợ - Tú Xương.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  •      Dưới thời phong kiến, thân phận người phụ nữ có chồng rẻ rúng, bèo bọt. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực, song văn học trung đại chưa bao giờ quan tâm tới người phụ nữ, riêng có Tú Xương. Ít nhà văn nhà thơ cùng thời nào dám viết về vợ của mình. Qua khổ thơ đầu bài thơ “Thương vợ”, ta thấy một Tú Xương đầy nhân đạo, nhân văn:

    “Quanh năm buôn bán ở mom sông
    Nuôi đủ năm con với một chồng
    Lặn lội thân cò khi quãng vắng
    Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

         Tú Xương (1870-1907) tên khai sinh là Trần Tế Xương, một nghệ sĩ, một trí thức phong kiến. Tú Xương nổi bật trong hai mảng thơ trào phúng và trữ tình. Cả đời Tú Xương gần như chỉ bận rộn tới việc học và thi. Mọi việc trong gia đình đều do một tay bà Tú gánh vác. Tú Xương trân trọng, biết ơn và hổ thẹn với người vợ. Bài thơ “Thương vợ” gửi gắm tình cảm đó. Trong đó, 4 câu thơ đầu là hình ảnh chân thực về một bà Tú – người mẹ, người vợ khắc khổ nhưng đảm đang, tần tảo, giàu đức hi sinh.

         Thể hiện điều đó, Tú Xương bắt đầu từ cách giới thiệu công việc của bà Tú:

    “Quanh năm buôn bán ở mom sông”

         Công việc của bà Tú là buôn bán, một công việc chẳng hợp với người xuất thân “con nhà dòng” như bà Tú. Bà Tú buộc phải tham gia vào chốn ồn ã, xô bồ, phức tạp. Vì miếng cơm manh áo mà phải làm công việc vất vả ấy. Suốt thời gian “quanh năm”, bà Tú làm không ngơi nghỉ. Trạng từ chỉ thời gian “quanh năm” được đặt lên đầu câu như nhấn mạnh hơn điều này. Về không gian làm việc, Tú Xương dùng từ “mom sông”. Mom sông là một đoạn đất bổi chồi ra, ba phía là nước vây bủa. Nó gợi sự chấp chới, hiểm nghèo. Một câu thơ ngắn nhưng người đọc thấy được cả bức chân dung của người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn.  

         Ấy vậy, bà Tú vẫn có thể nuôi sống gia đình:

    “Nuôi đủ năm con với một chồng”

         Bà Tú “nuôi đủ”, chứ không thừa, không thiếu. Một mình bà Tú gánh trên vai 5 đứa con thơ dại kèm theo “một chồng”. Hơn nữa, từ “với” tạo thế cân bằng giữa “năm con” và “một chồng”. Chính điều này đã ngầm so sánh gánh nặng nuôi chồng còn nặng ngang với cả 5 đứa con. Dường như Tú Xương đang tự mỉa mai bản thân. Ông hổ thẹn trước người vợ và châm biếm mình chỉ như một kẻ vô tích sự, chỉ là ông chồng hờ, có cho oai.

         Tới câu thơ tiếp, Tú Xương miêu tả chân dung bà Tú thông qua hành động:

    “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”

         Không phải đột nhiên Tú Xương thay đổi nội dung thơ chuyển tới than thân cò, thân vạc. Tú Xương đang mượn thân cò để điển hình cho hình ảnh bà Tú.

    “Con cò lặn lội bờ ao
    Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”

         Bà Tú cũng như trong câu ca dao xưa, gánh nặng nuôi chồng nuôi con quá lớn đến mức ngày không đủ bà Tú phải đi làm “thêm” ban đêm. Không còn là “mom sông” nữa, hình ảnh nhân vật chuyển tới không gian của những “quãng vắng”, nơi mà luôn có những “hố tử thần” sẵn sàng lấy đi tính mạng bất cứ ai không may sa chân. 

         Tú Xương đặt động từ “lặn lội” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh vào bức chân dung nhân vật. Nó gợi những bước chân bập bõm, lận đận mò mẫm bùn lầy nhờ đó càng cho thấy nỗi vất vả cơ cực của bà Tú.

         Từ ngày về đêm và cuối cùng trở lại ngày, một vòng tuần hoàn công việc không bao giờ dứt:

    “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

         Bà Tú hiện lên trong không gian buổi đò đông. Lại tiếp tục là chân dung người phụ nữ phải bon chen, giành giật sự sống với đời. Thêm nữa, láy tượng thanh “eo sèo” bổ nghĩa “mặt nước” khiến người đọc liên tưởng tới không gian mặt nước mênh mông, sóng xô cuộn bọt trắng, xoáy nước hun hút tựa thủy thần quái ác túc trực nuốt chửng kẻ sa chân. Ở đâu, nơi nào ta cũng thấy rõ 2 điều, công việc vất vả, hiểm nguy và con người tần tảo, chuân chuyên. 

         Tóm lại, 4 câu thơ đầu bài “Thương vợ” đã cho thấy nhiều đặc sắc nghệ thuật trong cách dùng từ, sáng tạo ngôn ngữ, diễn đạt… của Tú Xương. Qua đoạn thơ, Tú Xương không chỉ ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh của bà Tú đồng thời còn thể hiện nỗi hổ thẹn của chính tác giả. Điều này khẳng định Tú Xương là người có tấm lòng nhân đạo, nhân văn sâu sắc. 

      bởi thu trang 03/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF