YOMEDIA
NONE

Một số lưu ý về phần văn học đã học

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • - Về mặt xã hội, sau gần nửa thế kỉ tiến hành chiến tranh xâm lược đến đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã bình định xong Việt Nam, ra sức củng cố bộ máy chính quyền. Từ chỗ hoạt động quân sự là chính, chúng chuyển mạnh sang hoạt động kinh tế, tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn, biến nước ta thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Từ Nam ra Bắc những đô thị, thị trấn có tính chất tư bản chủ nghĩa mọc lên, những tầng lớp xã hội mới xuất hiện: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, dân nghèo thành thị,...

    - Thực dân Pháp đã áp đặt một hệ thống chính trị hết sức tàn bạo, vơ vét tài nguyên của đất nước, bóc lột thậm tệ nhân dân ta. Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền. Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống. Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX. Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

    - Về mặt văn hóa: Từ sau những năm 20 TK XX, ngọn cờ văn hóa mới ngày càng lộng gió tâm hồn người trí thức Việt Nam, nhất là tầng lớp trí thức Tây học, Âu hóa với tinh thần dân chủ, dân tộc và đại chúng. Báo chí quốc ngữ tiếp tục phát triển, xuất hiện thêm nhiều từ báo mới như Thực nghiệp dân báo (1920), Khai hóa, Hữu thanh (1921), An Nam tạp chí (Tờ báo văn chương đầu tiên - 1926), Tiếng dân (1927), Thần chung (1929), Phụ nữ tân văn (1929). Theo đó, các loại hình văn hóa nghệ thuật mới lạ của Tây phương đều lần lượt ra mắt công chúng như kịch nói, điện ảnh (chiếu bóng), hội họa, điêu khắc, kiến trúc, xiếc, tạp kỹ, âm nhạc... Tất cả đã tạo nên những sắc màu mới lạ của một nền nghệ thuật hiện đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

      bởi Kim Ngan 21/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON