YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Tràng Giang

Hướng dẫn soạn bài thơ "Tràng Giang" của Huy Cận

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • I.    Tìm hiểu chung
    1.    Tác giả

    a. Cuộc đời
    –     Huy Cận (1919 -2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận
    –    Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ Mới
    –    Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân
    –    Quê làng Ân Phú huyện Lương Sơn tỉnh Hà Tĩnh
    –    Hồi nhỏ ông học ở quê sau đó rời vào Huế học, sau đó là ra hà Nội học tại trường Cao đẳng canh nông
    –    Từ năm 1942 ông tham gia cách mạng và tham gia nhiều cuộc hội nghị quan trọng
    –    Không những thế nhà thơ Huy Cận còn làm cộng tác của nhóm Tự lực văn đoàn
    b.     Sự nghiệp:
    –   Trước cách mạng tháng Tám: 
    •    Tác phẩm tiêu biểu: lửa thiêng, kinh cầu tự, vũ trụ ca…
    •    Phong cách nghệ thuật của ông thời kì này là:  Thơ thời kì này mang một nỗi niềm u uất người ta gọi là nỗi sầu vạn kỉ
    –    Sau cách mạng tháng Tám: 
    •    Tác phẩm tiêu biểu: trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa, bài thơ cuộc đời, hai bàn tay em, những năm sáu mươi…
    •    phong cách nghệ thuật thời kì này của Huy Cận mang niềm vui hồ hởi hơn so với kì trước cách mạng tháng Tám, ông cũng mang một tâm trạng chung với toàn dân tộc đó là niềm vui xây dựng chế độ mới, và đấu tranh vì hòa bình dân tộc

    2.    Tác phẩm

    a.    Hoàn cảnh sáng tác: Nhà thơ Huy cận là một người có tâm hồn phong phú, ông dễ nhạy cảm với những khoảnh khắc của cuộc đời. điều làm nên tứ thơ của Tràng Giang đó chính là mỗi chiều chủ nhật ông thường đạp xe một mình lên đê ngắm dòng sông Hông lặng lẽ trôi, bốn bên bờ cát lặng, những hình ảnh thiên nhiên như lạc vào trong mắt ông. 
    b.    Nhan đề:
    –    Ban đầu nhà thơ đặt tên bài thơ là chiều bên sông, nhưng thấy đặt như thế thì cụ thể quá không có sức gợi tả 
    –    Về sau Huy Cận đặt lại thành Tràng Giang
    –    Tràng Giang có nghĩa là sông dài nhưng nhà thơ lại không đặt là sông dài hay trường giang
    –    Tràng Giang là một từ hán Việt cho nên nó sẽ tạo được trang trọng cổ kính cho dòng sông Hồng
    –    Thêm nữa vần “ang” được điệp lại trong hai từ -> âm hưởng như âm vang gợi cái mênh mông bao la rộng lớn của dòng sông Hồng
    c.    Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
    –    Hai chữ bâng khuâng thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ: cảm giác bâng khuâng trước tràng Giang rộng lớn
    –    Trời rộng được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ

    soan bai trang giang huy can

    II.    Tìm hiểu chi tiết
    1.    Bốn câu thơ đầu: cảnh nước thuyền và sóng

    –    sóng Tràng Giang không ồn ào ồ ạt vỗ bờ mà thay vào đó gần như nó ở trạng thái tĩnh lặng chỉ gợn thôi. Cái chữ “gợn” thật mang nhiều tâm trạng
    –    từ láy “điệp điệp” thể hiện nỗi buồn giằng giặc khó mà có thể thoát khỏi nó. phải chăng nỗi buồn của nhà thơ đang chế ngự chính nhà thơ, khiến nhà thơ không thể nào thoát khỏi nó được
    –    Con thuyền xuôi hai mái nước song song, con thuyền thì lướt trên sóng, rẽ nước mà đi
    –    Biện pháp nghệ thuật đối “về” >< “lại” -> sự chia li mang nỗi sầu trăm ngả
    –    Một cành củi khô lạc mấy dòng -> sự cô đơn, giống như một đời người trôi dạt phải vượt qua biết bao nhiêu khó khăn của dòng đời
    ->    Bốn câu thơ gơi lên một nỗi buồn trăm ngả, cảnh tượng sông Hồng hiện lên nên thơ nên họa, Cảnh có đẹp đấy nhưng mà lại buồn man mác, nỗi buôn ấy không khiến cho người ta đau đáu trong lòng nhưng nó lại cứ bủa vây giằng giặc không chịu thôi

    2.    Bốn câu thơ tiếp:

    –    “lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu” -> sự thưa thớt, sự nhỏ bé -> cô đơn vắng lặng
    –    Tiếng chợ chiều vãn nhỏ nhẹ->sự tàn úa giống như phiên chợ tan, đâu đó gần đây tiếng chợ chiều vang lên, phải chú ý lắm, phải tĩnh lặng lắm thì mới nghe được tiếng chợ chiều đó
    –    Không gian ba chiều được mở ra , nhà thơ không dùng nắng cao chót vót mà dùng từ sâu chót vót để cho ta thấy được không gian bà chiều nhìn từ dưới lên bầu trời như sâu thẳm
    –    Sông càng dài càng rộng thì bến đò người lái càng thấy cô đơn, cô liêu
    ->    Những hình ảnh bên bờ cũng trở nên buồn thiu khi mọi vật hiện lên đều thưa thớt và nhỏ bé. Nó gợi đến cho ta sự cô đơn đến ghê người. Không gian như cao hơn, hun hút hơn khiến cho con người càng nhỏ bé

    3.    Bốn câu tiếp:

    –    Những đám bèo hàng nối hàng cứ trôi lênh đênh gợi cho ta liên tưởng đến kiếp người lênh đênh trên dòng đời
    –    Mênh mông như thế nhưng không có một chuyến đò ngang
    –    Không có cầu để qua bên kia sông tìm một chút niềm thân mật
    –    Mà chỉ lặng lẽ có một chút bờ cỏ xanh rồi đến bãi cát vàng
    ->    Không gian mênh mông như choáng ngợp lấy người nghệ sĩ, trên sông không một cây cầu bắc ngang để cho người qua lại để cho sông không còn vắng lặng như thế này nữa. Sông cũng không có lấy nổi một chuyến đò chỉ có bãi cát vàng với những bãi cỏ xanh làm bạn với nhau mà thôi.

    4.    Bốn câu cuối:

    –    về chiều những lớp mấy đùn lên trắng xóa như những núi bạc
    –    Hình ảnh cổ điển: chim nghiêng cánh nhỏ đón buổi chiều buông xuống
    –    Lòng nhớ quê của tác giả bỗng dợn lên vời con nước -> ý thơ được lấy gần giống với câu thơ của Thôi Hiệu, những ở đây nhà thơ không cần đến khói sóng tác động vẫn cứ dợn dợn nhớ nhà
    ->    Khổ cuối như kết lại những gì mà nhà thơ muốn thể hiện, nỗi buồn kia chính là nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà.

    III.    Tổng kết

    –    chàng sinh viên trường Canh Nông đã có những phút giây đắm mình trong không gian rộng lớn của Tràng Giang nhưng trong anh lúc ấy cũng xuất hiện thường trực, một nỗi lo âu về cuộc đời mình. đó còn là nỗi nhớ nhà, là nỗi sầu vạn kỉ. Bài thơ này tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám

      bởi Phạm Thị Phương Quỳnh 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF