YOMEDIA
NONE

Hoàn cảnh ra đời Vào phủ Chúa Trịnh?

Hoàn cảnh ra đời Vào phủ Chúa Trịnh?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Không chỉ là một danh y lỗi lạc của đất nước thế kỉ XVIII và mãi mãi muôn đời sau, Lê Hữu Trác còn là một thi nhân, một văn nhân tài ba của nền văn học Việt Nam đến tác phẩm Thượng kinh kí sự của ông, thế kí văn học nước nhà mới thực sự ra đời. Thượng kinh ki sự là một tác phẩm kí độc đáo, mang giá trị hiện thực sâu sắc. Ta có thể cảm nhận giá trị ấy qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của tác phẩm.

    Lê Hữu Trác sinh năm 1724, mất năm 1791, nghĩa là cuộc đời ông nằm trọn trong thời kì lịch sử nhiều biến động thăng trầm nhất của lịch sử nước nhà: thời kì các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh tranh giành quyền lực, nhân dân cực khổ trăm bề, khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội,… Đặc biệt, sự xa hoa, trụy lạc, chuyên quyền nơi phủ chúa Trịnh càng khiến bức tranh lịch sử vốn đã đẫm màu đau thương nay lại thêm phần tối đen, xám xịt.

    Là một danh y tài năng nức tiếng xa gần, Hải Thượng Lãn Ông đã được mời vào cung chữa bệnh cho thế tử nơi phủ chúa Trinh - chữa thứ bệnh con nhà giàu, vì dư ăn thừa mặc mà mắc phải. Sự thực ấy đặt vào hoàn cảnh dân chúng lầm than cơ cực, bị bóc lột đến tận xương tủy chỉ khiến người ta thấy đau đớn, chua xót và bất bình. Nhân chuyến lên kinh - một lần mà nhớ mãi, và cảm thán mà Lãn Ông đã viết Thượng kinh kí sự ghi lại những điều tai nghe mắt thấy và những suy nghĩ cảm xúc của mình nơi sang nhất trời Nam.

    Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ghi lại ngày đầu Lê Hữu Trác được triệu vào phủ chúa. Qua miêu tả cảnh vật và cung cách sinh hoạt chốn quyền uy lừng lẫy, đoạn trích đã thể hiện giá trị hiện thực sâu sắc.

      bởi khanh nguyen 17/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON