YOMEDIA
NONE

Em hãy sưu tầm những đánh giá của các nhà phê bình văn học, nhà văn, nhà thơ,... về tác giả Nam Cao cùng với các tác phẩm của ông

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  •  … “Trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, ngay từ trước cách mạng tháng Tám, phải nói là có những điểm không thể xem thường. Người ta hay nói đến truyện ngắn "Trăng sáng". Tôi lại nghĩ nhiều hơn đến cái truyện "Đời thừa". Thật ra, cùng một quan điểm thống nhất cả thôi, "Đời thừa" nói tâm trạng uất ức của một anh văn sĩ nghèo, có thể diễn tả bằng câu thơ Tàn Đà “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”. Nhưng tôi cho rằng nỗi đau đớn nhất của anh ta không phải ở đấy. Cái lý do khiến anh ta đã phải đổ ra hàng suối nước mắt hối hận là đã vi phạm vào chính cái lẽ sống thiêng liêng nhất của mình. Tác phẩm đã để lại cho chúng ta một câu nói bất hủ: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thảo mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác giẫm lên trên đôi vai mình”. Lý tưởng của văn sĩ Hộ là thế: ao ước viết được một tác phẩm lớn mang tính nhân đạo bao la. Vậy mà chỉ vì một chút hơi men và một cơn chếnh choáng bởi toàn những danh vọng hão, anh ta đã hành động như một con người tàn nhẫn, thô lỗ với người vợ hiền lành tội nghiệp của mình. Qua tấn bi hài kịch này, Nam Cao muốn nói một lời nghiêm chỉnh: nhà văn muốn viết cho nhân đạo, trước hết hãy sống cho nhân đạo…”.

    (Nhớ Nam Cao và những bài học của ông - Nguyễn Đăng Mạnh)

    "Những người bạn mới gặp Nam Cao thường nói: anh ta lạnh lùng quá. Kéo mép lên mới nẻ được một nụ cười khó nhọc. Chính Nam Cao cũng đã tả mặt mình trong một truyện ngắn "Cái mặt không chơi được". Và tự giễu một cách mỉa mai là “chẳng may trời chi phú cho mình cái mặt không chơi được ấy thì mình phải chịu”. Thật ra thì, mặt anh ta lạnh, nhưng lòng anh rất sôi nổi. Sự trái ngược trong con người Nam Cao, thể hiện ở cả những việc nhỏ bé như vậy. Vốn là một người yếu đuối (cả người và tâm tính), sợ thay đổi, sợ cái gì khỏe quá, nhưng chống những cái sợ đó, bao giờ Nam Cao cũng tìm cách tạo cho mình một tính nết ngược lại, một thói quen mới. Trong nền nếp cải tạo tư tưởng, nhân tố cưỡng lại ấy, tôi cho là một quan điểm đặc biệt, đáng chú ý nhất ở cuộc sống tư tưởng và nghệ thuật của Nam Cao".

    (Người và tác phẩm Nam Cao - Tô Hoài)

      bởi An Duy 21/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON