YOMEDIA
NONE

Em hãy nêu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • - Ngôn ngữ (các đơn vị và qui tắc kết hợp) tồn tại hiện thực, nhưng ở dạng tiềm năng, trừu tượng. Nó vừa có mặt trong mọi lời nói của các thành viên trong xã hội, nhưng lại vừa không cụ thể. Hàng ngày, chúng ta chỉ lĩnh hội những lời nói cá nhân với tất cả nội dung ý nghĩa cụ thể lẫn sắc thái cá nhân cụ thể của người nói.

    - Thực tế giao tiếp cho thấy, khi ta nghe một câu ca, một lời nói, một âm thanh (tiếng hỏi, lời chào…) của anh A hoặc chị B mà ta đã quen biết (dù không trông thấy người đó), nhưng ta vẫn nhận ra đó là tiếng của anh A hoặc chị B.

    - Như vậy, tính cụ thể của nội dung, đặc điểm tâm sinh lý cá nhân của người nói là đặc trưng nổi bật giúp ta nhận hiểu lời nói. Thực tế ấy buộc ta phải tìm hiểu quan hệ giữa ngôn ngữ (cái chung, cái trừu tượng) và lời nói (cái riêng, cái có tính cụ thể, tính cá nhân).

    - Trong lịch sử hình thành và phát triển của ngôn ngữ học không phải ngay từ đầu người ta đã tìm thấy sự khác nhau nhưng rất biện chứng giữa hai sự kiện ngôn ngữ và lời nói. Người ta hoặc là chỉ thừa nhận sự tồn tại của ngôn ngữ hoặc là sự tồn tại của lời nói cá nhân Ngay cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để khắc phục chủ nghĩa phổ niệm và chủ nghĩa giáo điều của phái tự nhiên chủ nghĩa, nhiều nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu các hiện tượng ngôn ngữ riêng và lời nói cá nhân. Nhưng họ dẫn đến cực đoan, phủ nhận ngôn ngữ là tài sản của tập thể, nghi ngờ sự tồn tại của ngôn ngữ chung, như O. Sakhmatốp đã phát biểu: "Ngôn ngữ của từng cá nhân mới tồn tại thực sự, còn ngôn ngữ của làng mạc, thành thị, tịnh khu dân tộc chỉ là những giả định khoa học". 

      bởi Minh Thắng 21/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF