Cảm nghĩ khi đọc bài Về thăm cố hương trích trong tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lãn ông Lê Hữu Trác?
Cảm nghĩ khi đọc bài Về thăm cố hương trích trong tác phẩm Thượng kinh kí sự của Lãn ông Lê Hữu Trác?
Trả lời (1)
-
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) là vị danh y của Đại Việt ở thế kỉ XVIII. Ông để lại bộ "Y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển nói về các bài thuốc và kinh nghiệm chữa bệnh cứu người, riêng quyển cuối cùng là một tác phẩm văn học rất đặc sắc mang tựa đề "Thượng kinh kí sự".
Bài "Thăm cố hương" nằm ở vị trí gần cuối tập kí sự. Sau ba mươi năm trời xa cách mới được trở về thăm quê cha, đứa con li hương bồi hồi xúc động khi lặp lại cảnh cũ người xưa. Một số bài thơ viết theo thể ngũ ngôn xen vào làm cho bài kí sự thêm hồi hồi xúc động.
Đoạn thứ nhất ghi lại một vài cảnh vật và tâm trạng của người lữ khách trên đường trở lại thăm cố hương. Đó là đoạn đường từ Bát Tràng đến Liêu Xá. Một ấn tượng rất đẹp về làng gốm bên tả ngạn sông Hồng: "Hai bên đường, làng mạc sầm uất, đình chùa mái ngói đỏ san sát; hàng quán bún rượu, bún nước liền nhau", vốn là một nhà thơ lại mang tâm trạng buồn nhớ cố hương, nên Lãn Ông “đi rồi lại dừng", bâng khuâng ngắm nhìn cảnh vật, ung dung "chống gậy dạo chơi". Cái cầu gạch là hình bóng đầu tiên của quê hương mà ông nhận ra sau những năm dài li biệt, xa cách. Tác giả kết hợp miêu tả với biểu cảm, tạo nên giọng văn nhẹ nhàng diễn tả một cách tinh tế những rung động tâm hồn của khách cố lí tha hương.
Đoạn thứ hai nói lên những cảm xúc của đứa con xa quê nay gặp lại ngôi nhà của người cha thân yêu đã quá cố, gặp lại người chị dâu "đã ngoài bảy mươi, tóc bạc như tơ". Lê Hữu Trác dòng dõi quý tộc, thân phụ của ông là đại quan dưới thời Lê Trịnh; anh trai của ông làm quan Thự trấn Lạng Sơn. Trở về cố hương, ông được vào nghỉ ở dinh cũ của tiên phụ. Chị dâu gặp lại người em chồng sau những năm dài xa cách "mừng mừng tủi tủi, sụt sùi nói chuyện". Người em chồng thì vô cùng cảm động "sống trong cảnh lữ thứ buồn rầu khôn xiết".
Biển dâu biến đổi, nhà cũ ngày xưa tráng lệ thế mà nay chỉ còn lại "móng nhà cũ" và một ít gạch ngói giữa vườn cau. Đứa con li hương "dạo chơi trong vườn", lần tìm dấu vết, bâng khuâng ngắm nhìn, thầm thì trong lòng: "Đây là phòng ngủ của thầy tôi ngày trước. Vườn cau này, xưa là nhà khách, nhà sảnh. Đằng sau là nhà trong. Bên trái là nhà bếp, bên phải là nhà học"... Trước cảnh vật tang thương, khách li hương buồn khôn xiết kể "băn khoăn suy nghĩ". Người thân yêu đã mất, cảnh vật tiêu điều, thời gian như nước chảy qua cầu, mái tóc đã bạc,... khách xa quê lâu ngày trở lại thăm cố hương sao không khỏi "băn khoăn suy nghĩ" về lẽ phế hưng của cuộc đời.
Đoạn văn này, tác giả chỉ nhắc và gợi tả một vài nét nhưng dào dạt cảm xúc về tình cố hương. Đó là tình cảm sâu nặng, thuỷ chung đối với quê cha đất tổ.
Đoạn thứ ba tiếp theo: trong tâm trạng "thử li", tác giả "càng thêm buồn", trước sự biến đổi, "càng dùng dằng không nỡ rời chân" khu vườn với bao di tích thương yêu. Đứa con li hương "sau một cái lễ cáo yết nhà thờ", đi thăm mộ và lễ ở nhà thờ họ, lễ các vị thần linh ở miếu làng. Mỗi việc làm là một nét đẹp thuần phong mĩ tục, thể hiện tình nghĩa đậm đà, thuỷ chung đối với cố hương.
Được gặp lại bà con, anh em họ hàng, Lê Hữu Trác hoặc tặng tiền, hoặc mời uống rượu và cùng ngồi nói chuyện, nhưng trong mấy chục người, ông "chỉ biết mặt có vài người", "có người phải nói đến tên cúng cơm của cha ông, nói đến quan hệ họ hàng thân thuộc như thế nào", ông mới nhận ra, rồi "bỗng khóc òa lên". Đó là những bi kịch của những khách li hương "khi đi trẻ, lúc về già..." như Hạ Tri Chương - nhà thơ đời Đường đã nhắc đến trong bài thơ "Hồi hương ngẫu thư" mà nhiều người đã biết.
Là một thầy thuốc giỏi mà lại có tài thơ văn, trong cảnh sum họp với bà con, anh em họ hàng, ông đã "cảm hứng" làm một bài thơ ngụ ngôn diễn tả tình cố hương dào dạt: "Chợt về thăm lại cố hương - Bỗng dưng trăm nỗi ngổn ngang bời bời". Qua đó, ta càng thâm thía về tình cố hương, một trong những tình cảm đẹp nhất, thắm thiết nhất của con người Việt Nam chúng ta.
Đoạn thứ tư nói về cái cầu làng và những kỉ niệm đẹp về thời thơ ấu. Khi mọi công việc đã xong, Lê Hữu Trác đã rủ mấy công tử là em họ ra chơi thăm lại cầu làng. Như được gặp lại một người bạn nhỏ xưa. Đó là cái cầu nối hai bờ ngòi nhỏ hình trái bầu. Trên mặt cầu dựng một cái nhà ngói, hai bên bắc ván, đóng bao lớn . Trên cầu có đàn bà trong làng ngồi bán nước chè, bán rượu, bánh trái, nem chả. Những kỉ niệm thời bé thơ ngồi chơi trên cầu, những đêm mùa hạ tắm mát, hụp lặn, nhớ người anh trai... Khách li hương cảm thấy câu nói của người anh trai như một câu sấm ngữ linh nghiệm, nhất là đối với kẻ "phiêu bạt giang hồ" như mình. Quá xúc động, ông lại ngâm một bài thơ:
... "Lá vàng mấy độ bay dồn,
Trở về, trông thấy sóng còn trắng phau.
Cầu ngang in cũ quanh queo,
Cây xưa bóng vẫn đứng nao tà tà.”
Rồi cùng các công tử đi thăm chùa Tử Vân, ngắm hồ sen "hương thơm ngào ngạt", dắt nhau lên gác chuông ngắm cảnh. Chiêm nghiệm về cuộc đời và lẽ xuất xứ xưa nay", ông nói với những người anh em cũng như tự nhắc khẽ lòng mình: "Phàm người ở ẩn thì giữ được đạo, ra đời thì cứu được dân, mới là hạng người có sự nghiệp... Kẻ đi xa, ai không khỏi buồn khi nhớ quê nhà. Huống nữa, cái vui nơi quê cha đất tổ, đến nay đã muộn rồi"...
Lê Hữu Trác ngâm bài thơ vịnh hồ sen và chùa Tử Vân. Lần theo tiếng chuông lanh lảnh ngân vang, ông đến thăm chùa Liêu Xuyên, thăm sư cụ Đàm Hoa trong niềm vui hội ngộ "mừng rỡ khôn xiết", vừa đàm đạo vừa uống trà. Nhà sư ca ngợi khách li hương thoát vòng danh lợi, được “cao ngạo ở một nơi nước trong núi mát, cảnh trí u nhàn, vượn hạc đi từng đàn, khói mây đầy cả của"... Khách xa quê tâm đắc bày tỏ về cái chí thanh nhàn của mình: "Người gặp được cảnh nên người vẻ vang, cảnh gặp được người nên canh cùng thú". Người vẻ vang thì được thiên nhiên nâng đỡ tâm hồn. Cảnh càng thú vì cảnh gặp người, được người trân trọng thương yêu mà trở nên hữu tình. Lê Hữu Trác không chỉ nói lên tình cố hương mà còn muốn bày tỏ tâm hồn thanh cao, tình yêu thiên nhiên tạo vật, ưa nhàn xa lánh bụi trần.
Khi mặt trời sắp lặn, trước cảnh hoa cỏ u nhàn nơi thôn dã, ông viết bài thơ ngũ ngôn ở phòng thiền để lưu biệt. Đó là bài thơ thứ tư ông cảm hứng về cố hương.
"Thăm lại cổ hương" được viết theo dòng chảy thời gian và nỗi niềm tâm trạng của khách li hương sau ba mươi năm trở lại quê nhà. Người xưa đã vắng bóng, cảnh cũ đã đổi thay. Kỉ niệm tuổi thơ sống dậy man mác bồi hồi. Một nỗi buồn mênh mang thấm sâu vào từng trang kí sự. Bốn bài thơ ngũ ngôn đã cho thấy tình cố hương thắm thiết biết bao. Cách viết của Lãn Ông rất thâm hậu, vui buồn thấm thía làm nao lòng người. Mỗi câu văn, mỗi bài thơ là cả những tiếng lòng trang trải.
bởi trang lan 18/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao? KHÔNG CHÉP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
đọc hiểu "Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn.Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". 1) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? của tác giả nào? Miêu tả cảnh gì ? 2) Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố tương phản đó. 3) Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục ? Ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người được khẳng định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao KHÔNG CHÊP MẠNG
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
tóm tắt tác phẩm chí phèo với với sự sáng tạo của bản thân
08/12/2022 | 0 Trả lời
-
Cái lò gạch cũ ra đời vào năm nào? Đôi lứa xứng đôi ra đời năm nào? Chí phèo ra năm nào ? 3 tác phẩm ra năm khác nhau
12/12/2022 | 0 Trả lời
-
1 TB chung dùng cho được cả 4 bài 2 đứa trẻ, Chữ người tử tù, Hạnh phúc của 1 tang gia, Chí phèo.
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
liên hệ tác phẩm vĩnh biệt cửu trùng đài với đời sống
27/12/2022 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang giấy về Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Trong đó có dùng câu bị động và giải thích tác dụng của câu bị động đó?
Làm bài văn khoảng 1/2 trang giấy
30/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đề 3:Anh chị hãy Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ viết về lòng ích kỉ trong cuộc sống,Đề 5:Hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trình bày về việc học đối phó của học sinh cứu với các bạn ơi
sos cứu mình với giải hộ nha cảm ơn rất nhiều ạ
08/01/2023 | 0 Trả lời
-
Chỉ rõ bút pháp tượng trưng được thể hiện qua " Vội Vàng " ?
văn 11 Vội vàng Xuân Diêu
12/02/2023 | 1 Trả lời
-
nêu cảm nghĩ về âm điệu của hai khổ thơ đầu tron bài đây thôn vĩ dạ của hàn mặc tử
cứu em với ạ
23/02/2023 | 0 Trả lời
-
cách viết mở bài vội vàng lớp 11
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! ...Đừng bao giờ giữ mãi lòng thù hận cá nhân, hãy biết bao dung và rộng lượng với người khác. Khi bạn tha thứ, tâm hồn bạn sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Bởi chúng ta ai cũng cần có những phút để nhìn nhận lại mình và tha thứ sẽ giúp họ nhận ra được rằng: cuộc đời còn có nhiều thứ họ cần phải làm tốt hơn để không phụ lòng bao dung mong mỏi của những người đã tha thứ cho họ. Lòng bao dung và vị tha là điều mà từ xưa đến nay con người luôn hướng đến. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tốt đẹp của người Việt mà còn thể hiện tinh thần nhân ái bao la của con người. Ngày nay chúng ta cần đến lòng bao dung để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, con người gần gũi với nhau hơn. Lòng bao dung đưa con người đến những giá trị của chân thiện mỹ giúp con người trở nên hoàn thiện hơn”. (NGHỆ THUẬT SÓNG - hanhtrinhdelta.edu.vn) Câu 1: Theo tác giả, tại sao ngày nay mỗi con người chúng ta cần đến lòng bao dung? Câu 2: (1.0đ) Chỉ ra phép liên kết( đoạn 2) và nêu tác dụng của nó?. Câu 3: (2.0đ) Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình trong 01 đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) về ý nghĩa của lòng bao dung trong cuộc sống. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
28/03/2023 | 0 Trả lời
-
Những biểu hiện Tây hóa của một số người An Nam? Vì sao họ lại làm như vậy?
12/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tiếng mẹ đẻ có vai trò gì với vận mệnh dân tộc?
12/04/2023 | 1 Trả lời
-
Raxum Gamzatop từng viết: "Có người tưởng rằng cứ bắt tay vào viết một đề tài vĩ đại là trở thành người vĩ đại. Nhưng cái vĩ đại lại nằm ở sự giản dị. Bằng trải nghiệm văn học của bản thân về nhà văn và tác phẩm trong giai đoạn văn học 1930-1945". Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
05/08/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy phân tích bài thơ Nguyên đán của Xuân Diệu.
30/08/2023 | 0 Trả lời
-
Câu chuyện dưới đây gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
NGƯỜI THỢ XÂY
Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình.
Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời.
Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi.
Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để ghi nhận sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”.
05/09/2023 | 0 Trả lời
-
Câu truyện trong tác phẩm vợ nhặt đã gợi cho suy nghĩ gì về tình người trong hoạn nạn khó khăn của dân tộc ta. Hãy liên tới thời điểm hiện tại?
15/09/2023 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nam Cao trong truyện Chí Phèo.
17/09/2023 | 0 Trả lời
-
Hãy viết 1 bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của Nam Cao ở truyện ngắn "Cái chết của con mực"
28/09/2023 | 0 Trả lời
-
Phân tích nghệ thuật tự sự của tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết đoạn văn (200 từ) trình bày suy nghĩ của em về những đặc sắc chủ đề , đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc
29/09/2023 | 0 Trả lời
-
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 dòng về thông điệp rút ra từ văn bản " Người trẻ và hành trang bước vào thế kỉ XXI"
02/10/2023 | 0 Trả lời
-
Em hãy thử lí giải vì sao Chí Phèo lại chửi như vậy? Mục đích tiếng chửi là gì và cảm nhận tâm trạng của Chí Phèo trong tiếng chửi?
05/10/2023 | 0 Trả lời
-
18/10/2023 | 0 Trả lời