YOMEDIA
NONE

Bốn câu thơ cuối là lời của bà Tú hay của ông Tú? Cho biết ý nghĩa của những câu thơ này. Anh (chị) suy nghĩ gì về cách thể hiện tình cảm với người vợ của nhà thơ?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

    • Về hình thức, bốn câu thơ cuối là “giọng” của bà Tú do nhà thơ hư cấu. Lí do cần có sự hư cấu, “nói hộ” giọng của bà Tú là dễ hiểu : người vợ hiền thảo, chịu thương, chịu khó thường nhẫn nhịn, không than thở, kêu ca, hi sinh vì chồng con. Vì thế, cần nói hộ tâm tình sâu kín của người vợ. Bốn câu thơ cuối chính là lời của tác giả “bình luận” về người vợ, tiếp tục thể hiện niềm thương yêu, trân trọng người vợ.
    • Bốn câu thơ này có ý nghĩa như là sự đánh giá khách quan dành cho sự tần tảo, lam lũ, chấp nhận thân phận của người vợ. Duyên số đã đưa đẩy bà Tú gặp ông Tú, nhưng duyên số đó đối với bà, theo cách nhìn của tác giả, cũng lại là “nợ”. Nợ tức là trách nhiệm phải trang trải. Theo tác giả, người vợ gánh cả trách nhiệm nặng nề trên đôi vai nhưng không hề ta thán. Nắng mưa là hai hiện tượng thời tiết khá phổ biến trong ca dao, dân ca và văn học viết xưa (ví dụ Truyện Kiều) gọi nên sự gian khó, vì thế rất dễ tạo sự đồng cảm ở bạn đọc. Tiếng “chửi” thói đời bạc, sự hờ hững ở hai câu 7-8 tưởng như lời người vợ, nhưng thực chất là lời tác giả tự trách mình, tự phê phán mình, một cách thể hiện tình cảm rất đặc biệt của nhà thơ đối với người vợ.
    • Bốn câu thơ không có một lời ca ngợi trực tiếp nào nhưng ẩn dưới các hàng chữ là tình cảm thương yêu, là nỗi xót xa, day dứt của người chồng không làm được gì giúp cho người vợ. Cùng với bài thơ này, Tú Xương còn có nhiều bài thơ “tự trào”, đem bản thân ra làm đối tượng chế giễu, phê phán.
      bởi Bo Bo 21/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON