YOMEDIA
NONE

Kể tên các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới và cho biết nguyên nhân sâu sa của cuộc CM tư sản Pháp 1789-1794?

giúp với,help me

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (5)

  • Các cuộc CM đầu tiên trên thế giới: -CM Hà Lan ở thế kỷ XVI

    -CM Anh ở thế kỷ XVII

    Nguyên nhân trực tiếp: - Sự khủng hoảng của nền tài chính quốc gia buộc Lu-i XVI phải triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp ngày 5-5-1789 tại cung điện Vec-xai để đề xuất vấn đề vay tiền và ban hành thuế mới.

    - Bất bình trước hành động của nhà vua, 14-7-1789, nhân dân Pa-ri tấn công ngục Ba-xti - biểu tượng của chế độ phong kiến. Cách mạng Pháp bùng nổ.

    Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ 3 và 2 đẳng cấp trên ngày càng gay gắt. Dẫn tới mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân lao động với chế độ phong kiến thối nát phản động, cũng là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất cũ. => Cách mạng tất yếu sẽ xảy ra.

      bởi Nhi Hoàng 04/01/2021
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Xin chào, mình là thành viên của team@1qqz nay mình sẽ trả lời câu hỏi của bạn nha!!

    (trang 11 sgk Lịch Sử 8): - Xã hội Pháp trước Cách mạng phân ra những đẳng cấp nào ?

    Trả lời:

    Có 3 đẳng cấp:

    + Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế.

    + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế.

    + Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thứ ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.

    (trang 11 sgk Lịch Sử 8): - Quan sát hình 5 (SGK, trang 10) hãy miêu tả tình cảnh người nông dân trong xã hội Pháp thời bấy giờ.

    Để học tốt Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch Sử 8

    Trả lời:

    - Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu) thể hiện tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần, túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc. Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.

    - Tất cả đều hại nông dân. Bức tranh tạo biểu tượng về 3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.

    (trang 11 sgk Lịch Sử 8): - Dựa vào những đoạn trích ngắn (SGK, trang 11) em hãy nêu một vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

    Trả lời:

    - Mông-te-xki-ơ và Rút-xô nói về quyền tự do của con người và việc đảm bảo quyền tự do.

    - Vôn-te thể hiện quyết tâm đánh đổ bọn phong kiến thống trị (thể hiện sự dối trá) và tăng lữ “bọn đê tiện”.

    (trang 12 sgk Lịch Sử 8): - Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiển ở những điểm nào ?

    Trả lời:

    - Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, số nợ Nhà nước cay của tư sản không trả được (5 tỉ livro).

    - Công thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.

    - Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.

    (trang 12 sgk Lịch Sử 8): - Vì sao cách mạng nổ ra ?

    Trả lời:

    + Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.

    + Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.

    (trang 13 sgk Lịch Sử 8): - Những nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp?

    Trả lời:

    Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến => Mâu thuẫn giữa vua, quý tộc phong kiến với Đẳng cấp thứ ba rất sâu sắc, không thể hòa giải được.

    => Cuộc cách mạng chống phong kiến, do giai cấp Tư sản đứng đầu nổ ra là điều tất yếu.

    (trang 13 sgk Lịch Sử 8): - Các nhà tư tưởng tiến bộ Pháp vào thế kỉ XVIII đã đóng góp gì trong việc chuẩn bị cho cuộc cách mạng?

    Trả lời:

    Các nhà tư tưởng đã thức tỉnh mọi người đứng dậy đấu tranh và chuẩn bị cho cuộc cách mạng bùng nổ.

    (trang 13 sgk Lịch Sử 8): - Cách mạng tư sản Pháp 1789 bắt đầu như thế nào?

    Trả lời:

    + Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả nên đã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chế độ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.

    + Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI lại triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại diện của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và họ đã tự họp Hội đồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp, thông qua đạo luật mới về tài chính. Nhà vua và quý tộc dùng quân đội để uy hiếp.

    (trang 13 sgk Lịch Sử 8): - Qua những điều trong “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (SGK, trang 13), em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”?

    Trả lời:

    - Mặt tiến bộ: Tuyên ngôn đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.

    - Mặt hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.

    (trang 14 sgk Lịch Sử 8): - Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi “Tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?

    Trả lời:

    - Trước tình hình “Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10-8-1792, nhân dân Paris cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.

    - Kết quả: Nền thống trị của đại tư sản bị lật đổ, chế độ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn, nền cộng hòa được thành lập.

    (trang 15 sgk Lịch Sử 8): - Trình bày diễn biến chiến sự trên đất Pháp vào những năm 1792 – 1793.

    Trả lời:

    Giai đoạn phái Gi-rông-đanh tiếp tục làm cách mạng, lật đổ phái Lập hiến và thiết lập nền cộng hòa (từ ngày 21 - 9 - 1792 đến ngày 2 - 6 - 1793):

    - Sau khi lật đổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế độ phong kiến, phái Gi-rông-đanh bầu ra Quốc hội mới, thiết lập nền cộng hòa. Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.

    - Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.

    - Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.

    (trang 15 sgk Lịch Sử 8): - Vì sao nhân dân Pa-ri phải lật đổ phái Gi-rông-đanh?

    Trả lời:

    - Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân đội các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản động trong nước cũng nổi dậy. Trong khi đó, phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm và nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.

    - Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh đạo của phái Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, quần chúng nhân dân đã lật đổ phái Gi-rông-đanh.

    (trang 16 sgk Lịch Sử 8): - Nêu một vài phẩm chất tốt của Rô-be-spie.

    Trả lời:

    Ma-xi-liêng đơ Rô-be-spie là một luật sư trẻ tuổi, đại biểu Quốc hội, có tài hùng biện. Trong Quốc hội, ông tích cực bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Rô-be-spie trở thành lãnh tụ xuất sắc của phái Gia-cô-banh và nổi tiếng là "Con người không thể bị mua chuộc".

    (trang 17 sgk Lịch Sử 8): - Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền Gia-cô- banh?

    Trả lời:

    - Sau khi lật đổ phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh được sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie đứng đầu. Chính quyền cách mạng đã thi hành nhiều biện pháp quan trọng để trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân, như: xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân đối với phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá các mặt hàng bán cho dân nghèo,...

    - Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng đội quân cách mạng hùng mạnh, nhờ đó đã đánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.

    (trang 17 sgk Lịch Sử 8): - Vì sao sau năm 1794, Cách mạng tư sản Pháp không thể tiếp tục phát triển?

    Trả lời:

    Do nội bộ bị chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước nên phản tư sản phản cách mạng đã tiến hành đảo chính, bất Rô-be-spie để xử tử (27 - 7 - 1794).

    (trang 17 sgk Lịch Sử 8): - Dựa vào đoạn trích trên (SGK, trang 17) em hãy nhận xét về các cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII.

    Trả lời:

    Cách mạng tư sản Pháp và Mĩ cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

    Cảm ơn vì đã xem nha, chúc bạn học tốt^^ blink blink!!

      bởi Team@1qqz @@ 06/01/2021
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Kể tên các cuộc cách mạng tư sản
    Có 3 cuộc cách mạng:
    - Cách mạng Hà Lan (8-1566)
    - Cách mạng TS Anh (1640-1688)
    - Cách mạng Tư sản Pháp (1789-1794) 

    Điểm chung các cuộc cách mạng tư sản là 
    - Lật đổ chế độ phong kiến
    - Mở đường cho sự phát triển của CNTB
    - Giai cấp tư sản nắm quyền

     Điểm giống nhau của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
    - Đều là nz cường quốc, chuyển từ chế độ tư bản => Đế Quốc
    - Do sự phát triển cao, nên nhu cầu về thị trường, nguyên liệu => tăng cường xâm chiếm thuộc địa

    những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật thế kỉ XVIII- XIX
    - Cuộc CM công nghiệp đưa nền kt tư bản các nước phát triển nhanh chóng.
    - Việc phát minh ra máy hơi nc đã thúc đẩy ngành GTVT đường thủy và đường sắt ra đời. ...
    - Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mĩ.
    - Nông nghiệp: nz tiến bộ về kĩ thuật, về phương pháp canh tác làm nâng cao năng xuất lao động.

      những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á
    - Phong trào phát triển mạnh, lan rộng khắp các khu vực
    - Giai cấp công nhân tích cực tham gia
    - Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng ở một vài nước.

     

      bởi Bùi Văn Quân 10/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Có 3 cuộc cách mạng:
    - Cách mạng Hà Lan (8-1566)
    - Cách mạng TS Anh (1640-1688)
    - Cách mạng Tư sản Pháp (1789-1794) 

     

      bởi Khánh Linh 21/01/2021
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • Có 3 cuộc cách mạng:
    - Cách mạng Hà Lan (8-1566)
    - Cách mạng TS Anh (1640-1688)
    - Cách mạng Tư sản Pháp (1789-1794) 

      bởi Đỗ Hương 31/01/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON