YOMEDIA
NONE

Vai trò của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Vai trò của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Mong các bạn giúp mình trả lời gấp 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (7)

  • là người lãnh đạo, đưa ra đường lối tác chiến, đưa ra hướng đi, mục tiêu cụ thể để cuộc khởi nghĩa thành công thì người thủ lĩnh có vai trò quan trọng

      bởi Huỳnh Thị Ngọc Ngân 01/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Hoàng Hoa Thám, tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1858, quê ở làng Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống thực dân Pháp, là cuộc khởi nghĩa nông dân oanh liệt và kéo dài nhất trong lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Vượt lên trên tất cả ký ức hào hùng cuộc khởi nghĩa là hình ảnh của người thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám – Hùm Thiêng Yên Thế.

    Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3/1884, Hoàng Hoa Thám ra nhập nghĩa binh của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm. Tháng 4/1892, Đề Nắm bị Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế.

    Qua 10 năm chiến đấu với nghĩa quân Yên Thế từ năm 1884 – 1894, quân Pháp xâm lược phải gánh nhiều thiệt hại nặng nề. Tiêu biểu là các trận đánh ở Thung Lũng, Hố Chuối năm 1890 và Đồng Hom năm 1892.

    Ngày 29/1/1909, Thống sứ Bắc Kỳ đã huy động 15.000 quân chính quy và khố xanh, 400 lính dõng là lực lượng lớn nhất lúc đó, do đại tá Ba Tay và đại thần Lê Hoan mở cuộc tổng tấn công vào căn cứ Yên Thế. Cuộc chiến đấu không cân sức này đã làm cho nghĩa quân tổn thất nặng nề.

    Đến ngày 10/2/1913, Hoàng Hoa Thám bị giặc sát hại. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về truyền thống, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp.

      bởi Thanh Hương 09/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 8

      bởi Nguyễn Duy Khánh 10/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Là người lãnh đạo,đưa ra đường lối tác chiến,hướng đi,mục tiêu,đề cuộc khởi nghĩa thành công thì người thủ lĩnh có vai trò quan trọng nhất

      bởi ❤Hoshikoyo Yuri❤ 22/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đề Thám một tuỳ tướng tài ba (1885-1892): Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Hoa Thám gắn liền với phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Ông đã từng tham gia vào phong trào khởi nghĩa của Đại Trận- Khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh, trước khi trở về tham gia vào phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Lương Văn Nắm lãnh đạo từ năm 1885. Điều này cũng được chính nghĩa quân xác định trong lời tuyên thệ ở Phồn Xương ngày 26/2/1908 nhân lễ mừng thọ Hoàng Hoa Thám tròn 50 tuổi: “Một lòng kiên cường, tướng công quyết tâm diệt trừ quân tham tàn, diệt hết bọn trộm cướp để lương dân được yên ổn làm ăn. Suốt 20 năm trời ròng rã tướng công vừa chống lại thổ phỉ vừa chống lại thực dân, chiến công oanh liệt của tướng công vượt qua biên giới lan rộng sang các nước láng giềng. Hàng trăm trận chiến đấu đã làm tướng công trở nên một danh tướng” Trở về với phong trào khởi nghĩa Yên Thế do Lương Văn Nắm lãnh đạo, Hoàng Hoa Thám nhanh chóng được chủ tướng tín nhiệm và giao trọng trách đóng giữ tiền dinh. Dưới sự lãnh đạo của Lương Văn Nắm phong trào chống Pháp ở Yên Thế trong giai đoạn này vô cùng sôi nổi: “Không một nơi nào ở Bắc Kỳ lại luôn có chiến sự ác liệt diễn ra như ở đây”. Đó là nhận định của quan tư Pháp Pêrô về phong trào khởi nghĩa chống Pháp ở Yên Thế. Thực tế bước vào năm 1888, mọi hoạt động của nghĩa quân Yên Thế diễn ra rất sôi nổi và ở vào thế chủ động hoàn toàn. Ngày 10-1-1888 quân của Quản Ẩm tấn công vào thị xã Bắc Ninh, giao chiến với lính khố xanh của trung uý Blang - xác diệt 4 tên. Nghĩa quân của Cai Biều - Tổng Bưởi tấn công vào Nghĩa Liệt (5-4), còn nghĩa quân do Đề Thám chỉ huy thắng lớn trong trận đánh vào đồn khố xanh Bỉ Nội (25-4). Một lực lượng do Đề Công - Đề Nguyên lãnh đạo đông tới 500 người rời Tam Đảo làm náo động cả một vùng từ Bắc Ninh đến Hà Nội, một lực lượng khác gồm 200 người quấy rối uy hiếp đồn binh Hà Châu (4-7). Đây cũng là thời kỳ vùng Yên Thế dồn tụ nhiều lực lượng khởi nghĩa nhất. Ngoài lực lượng của Đề Công - Đề Nguyên ở Tam Đảo mới trở lại, còn có một số toán nghĩa quân từ Bãi Sậy lên, Cai Kinh từ Hữu Lũng sang do phong trào bị đàn áp dữ dội hoặc tan rã. Đó là chưa kể toán do Đề Thám - Bá Phức chỉ huy lui dần về Yên Thế, toán của Cai Biều - Tổng Bưởi cũng áp dần đến sông Thương. Nó đã gây ra nhiều sự phức tạp trong chỉ đạo. Chính vì vậy việc thống nhất lực lượng và sự chỉ đạo trở nên hết sức cấp thiết.

      bởi Chu Chu 02/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF