Xác định tính chất của hai phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế?
Thông qua phân tích mục tiêu, lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy xác định tính chất của hai phong trào đó.
Trả lời (2)
-
a) Phong trào Cần vương(1885 – 1896)
- Khái quát phong trào: Với Hiệp ước Patơnốt (1884), thực dân Pháp đã hoàn thành căn bản quá trình xâm lược nước ta. Nhân dân cả nước bất bình với hành động bán nước của triều đình nhà Nguyễn. Hưởng ứng chiếu Cần vương, một phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đã diễn ra sôi nổi trên quy mô cả nước. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Hương Khê, Ba Đình, Bãi Sậy…
- Mục tiêu: Giúp vua chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến
- Lãnh đạo: chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước (Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật…), những người chịu sự chi phối của tư tưởng “trung quân, ái quốc”
- Qua mục tiêu và lãnh đạo phong trào cho thấy, phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến, theo hệ tư tưởng phong kiến
b) Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913)
- Khái quát phong trào:
- Nông dân Yên Thế (Bắc Giang) vốn di dân từ vùng đồng bằng Bắc Kì lên sinh sống. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc kì, Yên Thế trở thành đối tượng bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên tự vệ.
- Phong trào diễn ra gần 30 năm, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất…
- Mục tiêu: Bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sự bình yên cho xóm làng trước cuộc tấn công của thực dân Pháp
- Lãnh đạo: Những người nông dân, tiêu biểu là Đề Thám, Đề Nắm, Cả Dinh, Cả Huỳnh…
- Từ mục tiêu và lãnh đạo phong trào cho thấy, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, đồng thời đó cũng là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất nước ta thời Cận đại.
bởi thuy tien 17/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm -
Cần vương mang nghĩa “giúp vua”. Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.
Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ XX do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.
Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896.
Do đó, việc tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương có vai trò quan trọng trong chương trình ôn học sinh giỏi các cấp. Đặc biệt, trong kì thi chọn học sinh giỏi THHV hè năm 2019, chuyên đề “Phong trào Cần vương (1885 – 1896)” là một trong những chuyên đề quan trọng được lựa chọn.
Ngoài ra, việc tìm hiểu chuyên đề “Phong trào Cần vương (1885 – 1896)” còn cung cấp thêm cho chúng tôi những kiến thức lịch sử phong kiến Việt Nam thời phong kiến, làm tư liệu để dạy bài 36: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (Chương trình Lịch sử 11 Nâng cao). Bên cạnh đó, việc hiểu rõ phong trào này giúp chúng ta rút ra bài học quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Phong trào Cần vương (1885 – 1896)” làm đề tài bồi dưỡng chuyên môn của bản thân trong năm học 2018 - 2019.
bởi Chu Chu 22/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
vì sao 1 số nước tư bản châu âu như: anh, pháp tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế, xã hội trong khi đó các nước đức, ý đã phát xít hóa chế độ gây chiến tranh chia tại thế giới
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu nhận xét về các kế hoạch 5 năm của Liên Xô
24/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nguyên nhân của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộ cách mạng tháng Hai năm 1917? hình thức đấu tranh của hai cuộc cách mạng là gì?
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
So sánh chính sách cộng sản thời chiến và chính sách kinh tế mới
30/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu cảm nghĩ của em về hậu quả của CTTG thứ 2?
làm ơn giúp mình với!14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải hộ mình với ạ
14/12/2022 | 1 Trả lời
-
Giúp hộ phát :))
14/12/2022 | 0 Trả lời
-
Liên Hệ Công Xã Pari Với Nhà Nước Ta Hiện Nay Và Nhận Xét
17/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm cách mạng tháng Mười Nga.
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
cách mạng tháng 10 nga để lại bài học gì cho cách mạng việt nam
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
Vì sao nói phong trào đấu tranh ở Châu Á xuất hiện một nét mới?
25/12/2022 | 0 Trả lời
-
Giải giúp mình bài này nhé! Phật giáo được ra đời ở quốc gia nào?
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
08/01/2023 | 1 Trả lời
-
17/02/2023 | 0 Trả lời
-
19/02/2023 | 1 Trả lời
-
12/03/2023 | 0 Trả lời
-
khởi nghĩa yên thế có những điểm nào giống nhau và khác nhau so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời
13/03/2023 | 0 Trả lời
-
15/03/2023 | 0 Trả lời
-
1. Tại sao khi vua Hàm Nghi bị bắt và không có Tôn Thất Thuyết phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục diễn ra?
2. Lí giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì?
19/03/2023 | 0 Trả lời
-
20/03/2023 | 0 Trả lời
-
24/03/2023 | 0 Trả lời
-
03/04/2023 | 0 Trả lời
-
15/04/2023 | 0 Trả lời
-
16/04/2023 | 0 Trả lời