Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và hậu quả
Trình bày cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và hậu quả
Trả lời (7)
-
Tháng 10-1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản. Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm, trầm trọng nhất là năm 1932, chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.
Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế-xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít-nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
bởi Hồ Lê Ngọc Ngà23/10/2018
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.bởi Hà Giang04/11/2018
Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nguyên nhân: Xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt.Trong khi đó sức mua giản sút vì quần chúng quá nghèo khổ.
Đây là cuộc khủng hoảng thừa.Trái ngược với cuộc khủng hoảng 1919-1924_là cuộc khủng hoảng thiếu.
Cuộc khủng hoảng đã phản ánh đúng mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe đế quốc cũng như những căn bệnh của CNTB. Những điều mà hệ thống Véc-xai_Oa-sinh-tơn không thể giải quyết nổi
Diễn biến: Cuộc khủng hoảng từ Mĩ nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Gây nên hậu quả khủng khiếp ở nhiều nước. Từ kinh tế, cuộc đại khủng hoảng lan sang lĩnh vực chính trị. Hàng ngàn cuộc biểu tình, đấu tranh đã diễn ra, nhất là ở các nước TB. Đời sống nhân dân hết sức khổ cực, các tầng lớp nhân dân điêu đứng.
Hậu quả: Chính từ cuộc đại khủng hoảng này mà chủ nghĩa phát xít đã ra đời và lên nắm quyền ở Đức, Ý, Nhật_ráo riết chạy đua vũ trang hòng gây chiến trang chia lại thế giới.
Hậu quả nặng nề mà cuộc đai khủng hoảng này để lại được dùng để làm thước đo trong lịch sử_cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973.
Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang được các nhà chuyên môn so sánh với cuộc đại khủng hoảng trong lịch sử nhân loại.bởi Eath Hour13/11/2018
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Các câu hỏi có liên quan
-
26/06/2020 | 1 Trả lời
-
Câu 1: Trình bày cụ thể các phong trào tiêu biểu ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918
Câu 2 Nêu các chính sách về kinh tế của Pháp khi cai trị Việt Nam
Câu 3 Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước
22/06/2020 | 2 Trả lời
-
Từ nội dung 4 bản hiệp ước mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp từ năm 1862 đến 1884 . Em hãy chứng mình quá trình đầu hàng của triều đình Huế với thực dân Pháp
07/06/2020 | 0 Trả lời
-
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1918 có rất nhiều tấm gương yêu nước tiêu biểu em ứng tượng nhân vật lịch sử nào nhất giải thích vì sao
04/06/2020 | 0 Trả lời
-
tại sao nói: việc để nước ta rơi vào tay thực dân pháp , 1 phần trách nhiệm thuộc về nhà nguyễn ?
28/03/2020 | 2 Trả lời
-
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo?
09/02/2020 | 10 Trả lời
-
Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào?
10/02/2020 | 5 Trả lời
-
Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thôn Việt Nam giảm sút?
09/02/2020 | 4 Trả lời
-
Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào?
09/02/2020 | 7 Trả lời
-
Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
10/02/2020 | 4 Trả lời
-
Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
10/02/2020 | 6 Trả lời
-
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?
10/02/2020 | 3 Trả lời
-
Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì?
09/02/2020 | 2 Trả lời
-
Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, yêu cầu gì đặt ra?
09/02/2020 | 1 Trả lời
-
Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
09/02/2020 | 4 Trả lời
-
Vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa của ai?
09/02/2020 | 2 Trả lời
-
Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?
09/02/2020 | 4 Trả lời
-
Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
09/02/2020 | 2 Trả lời
-
Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
09/02/2020 | 3 Trả lời
-
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?
09/02/2020 | 2 Trả lời