YOMEDIA
NONE

Thực dân Pháp đánh chiếm nước ta năm 1858 nơi nào đầu tiên?

Câu 1 :Thực dân pháp đánh chiếm nước ta năm 1858 nơi nào đầu tiên?

Câu2: Nguyên nhân sâu sa thực dân pháp xâm lược Việt Nam

Câu 3:Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế?Vì sao lại thất bại

Câu 4: Thái độ của nhà Nguyễn khi thực dân pháp xâm lược.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Câu 1:

    -Thực dân pháp đánh chiếm nước ta năm 1858 tại Đà Nẵng

    Câu 2:

    Từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp cùng với các nước Tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị thường ở khu vực Đông và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ( gần Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào...), giàu tài nguyên, khoáng sản ( Việt Nam lúc bấy giờ lạc hậu, không biết khai thác tài nguyên, khoáng sản) và nguồn nhân công rẻ mạt.

    Câu 3:

    Diễn biến:
    * Giai đoạn 1 (1884->1892)
    - Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
    * Giai đoạn 1893-> 1892
    -Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
    -Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp
    - Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
    * Giai đoạn 3:
    Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
    - 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại

    -Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế có thể do các nguyên nhân:

    • Tư tưởng lãnh đạo của Đề Thám (chủ hòa) không hợp với nhiều nghĩa quân (chủ chiến).
    • Nhiều nghĩa quân đã bị trói buộc vào tình trạng tá điền không công cũng gây nên sự rạn nứt trong nội bộ của nghĩa quân.
    • Nghĩa quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đôi khi nghĩa quân vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng.
    • Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.
    • Thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt Nam lúc đó

    Câu 4:

    Thái độ của nhà Nguyễn:
    -Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
    -Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa.Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát  kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân.
    - Luôn kí với pháp các hiệp ước:


    1. Hòa ước Nhâm Tuất (5-6-1862)



    2. Hiệp ước Giáo Tuất (13-5-1874)

    3. Hiệp ước Hắc măng 25-8-1883

    4. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) Thủ tiêu độc lập thống nhất của nước ta.

      bởi Bui Thi Thu Uyen 14/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON