YOMEDIA
NONE

Trình bày tình hình kinh tế văn hoá Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ IX

Câu 1: Hãy trình bày tình hình kinh tế văn hoá Chăm-pa từ thế kỉ 2 đến thế kỉ 10.

Câu 2: Họ Khúc đã đâu tranh giành quyền tự chủ và củng cố quyền tự chủ ấy như thế nào?

Câu 3: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất( nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử )

Câu 4: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938( nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử )

Mọi người giúp mình đi, mình phải hoàn thành sớm!!!

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Câu 1: Hãy trình bày tình hình kinh tế văn hoá Chăm-pa từ thế kỉ 2 đến thế kỉ 10.

    Tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X :

    - Kinh tế : chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Ngoài nông nghiệp thì các nghề thủ công như dệt, đóng gạch, xây dựng tháp, khai thác lâm thủy sản khá phát triển.

    - Văn hoá : từ thế kỉ IV, người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Tôn giáo là Hindu giáo và Phật giáo. Người Chăm có tập tục ăn trầu, ở nhà sàn, hỏa táng người chết.

    - Xã hội : được chia thành 3 tầng lớp là : quý tộc, dân tự do, nông dân phụ thuộc và nô tì.

    Câu 2: Họ Khúc đã đâu tranh giành quyền tự chủ và củng cố quyền tự chủ ấy như thế nào?

    - Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Đường suy yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân nổi dậy. - Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương), thuộc một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hoà, hay thương người, được dân chúng mến phục. - Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ. Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ. - Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất (907), con trai là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Ông đã làm được nhiều việc lớn : đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã ; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc ; lập lại sổ hộ khẩu...

    Câu 3: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất( nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử )

    Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán :
    - Về phía quân xâm lược Hán : thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
    - Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh — quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3- 43 Hai Bà hi sinh anh dũng — cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 -43 thì chấm dứt...

    Câu 4: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938( nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử )

    Diễn biến :
    - Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
    - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
    - Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

    Nguyên nhân thắng lợi:

    + Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

    + Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.


    Ý nghĩa lịch sử:

    + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

    + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.



      bởi Đỗ Thanh Tâm 04/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF