YOMEDIA
NONE

Những thành tựu về sử học của các quốc gia cổ đại phương Đông

Nêu những thành tựu về sử học của các quốc gia cổ đại phương Đông.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  •  
    Về điều kiện tự nhiên: Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hìnhTrung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núicao nguyên,khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp. Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hàsông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.
    Về dân tộc: Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tâysông Hạthuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. (Dân núi Hoa sông Hạ).
    Trung Quốc ngày nay có khoảng 100 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đông nhất là Hán, Mãn,Mông, Hồi, Tạng.
    Thành tựu về sử học
    Trước khi có nền Sử học thành văn thì trước đó, lịch sử Trung Quốc đã được phản ánh qua các truyền thuyết. Theo truyền thuyết thì Tam Hoàng là ba vị vua đầu tiên của nước này. Ngũ Đế là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết. Theo truyền thuyết, ba vị vua này được cho là thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng các phép mầu để giúp dân. Do phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh vượng.
    Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của Trung Quốc. thời kì này Văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại. Điều này khiến việc nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ này khá khó khăn.
    Những từ ngữ như Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.
    Vào khoảng năm 2205 TCN Nhà nước cổ đại Trung Quốc chính thức được ra đời, mà triều đại đầu tiên là nhà Hạ.
    Nhà Hạ: Theo truyền thuyết, Hạ Vũ là người hiền, có công đào vét chín con sông trị thủy cho Trung Quốc trong tám năm. Trong thời gian đào vét, ông nhiều lần đi ngang qua nhà mình mà không vào. Vì công lao như vậy, năm 2263 TCN ông được vua Thuấn chọn làm người truyền ngôi.
    Năm 2246, vua Thuấn mất, Vũ để tang 3 năm rồi chính thức lên ngôi vua năm 2243 TCN. Sau khi lên ngôi, ông vẫn giữ lệ cử người hiền tài trong nước thay mình như các đời trước mà không có ý định truyền ngôi cho con là Khải - con với người vợ họ Đồ Sơn. Ông dự định cử Cao Dao thay mình làm vua sau này. Nhưng Cao Dao lại mất trước ông, vì vậy ông phong cho con cháu Cao Dao ở đất Anh, đất Lục, rồi lại tiến cử Bá Ích quản lý chính sự để chuẩn bị làm vua.
    Năm 2198 TCN, Vũ đi tuần phía đông, đến Cối Kê thì mất. Bá Ích không nhận ngôi vua mà nhường lại cho con Vũ là Khải rồi tránh ra ở phía nam Cơ Sơn. Vì Khải cũng có nhiều uy tín nên thiên hạ nhiều người quy phục. Kể từ đời vua Khải, nhà Hạ giữ lệ cha truyền con nối.
    Trong thời gian trị vì Vũ đã phát minh ra lối tát nước vào ruộng, lại bắt sống được một số người dân tộc Man về làm nô lệ. Vũ bắt đầu xây dựng thành quách để giữ gìn của riêng và người trong dòng họ. Của cải của Vũ, để lại cho con là Hạ Khải thừa hưởng. Khải lên ngôi, tình thế chưa ổn định, phải lấy đất An Ấp (thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay) để đóng đô. Những con cháu sau này nối ngôi Khải đều nhiều lần đánh phá lẫn nhau, luôn gây ra các cuộc chiến tranh chinh phạt nhỏ. Kinh tế xã hội lúc bấy giờ đã phát triển khá tiến bộ. Phương pháp làm lịch cũng bắt đầu xuất hiện. Từ khi lên ngôi, Khải cho đặt tên triều đại là Hạ. Theo truyền thuyết, đời Hạ đã có 9 cái vạc đồng do Khải cho đúc. Như vậy, có thể thời kỳ này đã có đồng và nghề đúc đồng.
    Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt được hơn bốn trăm năm thì diệt về tay Thành Thang nhà Thương.
    Nhà Thương (tiếng Hán: 商朝, Thương triều) hay nhà Ân (殷代, Ân đại), Ân Thương (殷商) là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niênthì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN.
    Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang. Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục khác: để lại phía sau một lực lượng đồn trú để kiểm soát dân chúng địa phương, biến vị vua ở đó trở thành một kẻ đồng minh phụ thuộc, cho phép ông ta kiểm soát công việc ở lãnh địa của mình, đánh thuế những nơi đã bị chinh phục.
    Vua thứ 30 nhà Thương là Trụ Vương bạo ngược tàn ác, mất lòng nhân dân và các chư hầu.
    Bộ tộc Chu ở sông Vị muốn nhân cơ hội nhà Thương suy yếu để tiêu diệt và thay thế từ nhiều năm. Trưởng tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương chiêu tập lực lượng chống Thương, nhưng chưa kịp khởi sự thì qua đời. Con Cơ Xương là Cơ Phát lên ngôi đã tập hợp chư hầu đi đánh Trụ Vương.
    Khoảng năm 1122 TCN, hai bên quyết chiến ở Mục Dã. Quân Trụ Vương tuy đông nhưng binh lính không có tinh thần chiến đấu cho bạo chúa nên nhanh chóng tan rã. Trụ Vương chạy lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong.
    Nhà Chu là triều đại nối tiếp nhà Thương, Chu Văn Vương (周文王, 1090 TCN – 1050 TCN), họ Cơ, tên Xương, người đất U (nay thuộc ấp Tuần, huyện Bân, tỉnh Thiểm Tây), là người đã xây nền móng triều đại nhà Chu, Trung Quốc.
    Khi cha Cơ Xương là Cơ Quý Lịch còn ở ngôi, Chu chỉ là một nước nhỏ thuộc vương triều nhà Thương. Quý Lịch từng dẫn người tộc Chu từ sông Vị Thủy xuống xây thành Cư Ấp Chu Nguyên, phía tây nam núi Kỳ Sơn, gây dựng cơ sở tiến về phía Đông. Về sau, Quý Lịch bị vua nhà Thương giết hại, Cơ Xương nối ngôi cha làm tước bá. Nhà Chu được chia làm hai thời kì là: Tây Chu (1122 – 771 TCN) và Đông Chu (772 – 256 TCN). Thời Đông Chu lại được chia thành hai thời kì là Xuân Thu (772 – 403 TCN) và Chiến Quốc (403 – 256 TCN). Nhà Chu tồn tại 873 năm thì bị nhà Tần sáp nhập vào năm 256 TCN.
    Dưới thời nhà Chu, nhất là từ cuối thời Xuân Thu tới khi Trung Quốc được nhà Tần thống nhất năm 256 TCN, tư tưởng Trung Quốc bước vào giai đoạn nở rộ nhất của mình. Tất cả các trường phái tư tưởng lớn của Trung Quốc đều xuất hiện trong giai đoạn này; các nhà sử học Trung Quốc coi giai đoạn nảy nở văn hóa này là “Trăm nhà đua tiến” (Bách gia chư tử) (551-233 TCN) với một số nhà tư tưởng lớn như Lão Tử, Khổng Tử, Mặc Tử. Trong đó Khổng Tử được xem là người nổi tiếng nhất. Ông đã lập ra một triết lý đạo đức chặt chẽ không sa đà vào những suy luận siêu hình. Mục đích của ông là cải tổ triều đình nhờ thế có thể chăm sóc dân chúng tốt hơn.
    Khổng Tử (551 – 479 TCN) còn có tên khác là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 – 8 551 TCN, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, các bài giảng và triết lí của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.
    Khổng Tử là một người từng chu du qua nhiều nước để truyền bá tư tưởng học thuyết của mình. Tuy nhiên dưới một thời đại chiến tranh loạn lạc giữa nhiều quốc gia thì tư tương của ông không được vua chúa các nước tiếp nhận.
    Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà chính trị gia lớn của Trung Quốc cổ đại cũng như ở phương Đông, ông là người sáng lập ra Khổng giáo mà sau này đã phát triển thành một hệ tư tưởng lớn là Nho giáo. Ngoài ra ông còn là một nhà giáo dục lớn và nhà biên soạn sách. Trong gần 2.000 năm ông được cho là người biên soạn hoặc tác giả của Ngũ Kinh: Kinh Thư, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu (Kinh Nhạc đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất nên còn lại Ngũ Kinh). Trong đó có một tác phẩm lớn, được coi là bộ sách lịch sử đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Đó là sách Xuân Thu.
    Xuân Thu là bộ biên niên sử nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN tức là thời kì Xuân Thu. Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo các quy tắc sử biên niên. Văn bản cực kỳ súc tích, và nếu chúng ta bỏ toàn bộ những lời phê bình, nội dung sẽ dài khoảng 16.000 nghìn từ, vì thế chỉ có thể hiểu được nghĩa của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của các học giả thời xưa, đặc biệt theo truyền thống Tả Truyện.
    Cuốn sách này được cho là do Khổng Tử biên soạn (theo giả thuyết của Mạnh Tử), nó được đưa vào trong bộ Ngũ kinh của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít học giả hiện đại tin rằng Khổng Tử có nhiều ảnh hưởng trên quá trình trước tác văn bản này mà nó là tác phẩm của nhiều nhà biên niên sử người nước Lỗ.
    Về nội dung của sách có phần hạn chế về các sự kiện, chủ yếu tập trung vào các quan hệ ngoại giao giữa các nước chư hầu phong kiến, các liên minh và các hành động quân sự, cũng như những sự kiện sinh tử bên trong gia đình hoàng gia. Cuốn biên niên sử cũng ghi chép về các sự kiện thảm hoạ thiên nhiên như lũ lụt, động đất, nạn châu chấu và nhật thực, bởi vì những sự kiện đó được xem là phản ánh sự ảnh hưởng của trời đối với thế giới loài người. Các sự kiện được miêu tả theo trật tự thời gian, đầu tiên là niên hiệu của vua nước Lỗ, các mùa, tháng và ngày theo năm can chi. Có thể nói để viết về các hiện tượng của tự nhiên thì tác giả phải là người có kiến thức về địa lí, đi vào thực tế để quan sát, tìm nguyên nhân, phân tích các hiện tượng tự nhiên đó. Bên cạnh đó, hẳn tác giả cũng phải biết ít nhiều về thiên văn và ở thời kì này thì hệ thống chữ viết cũng tương đối được hoàn chỉnh tạo thuận lợi cho việc chép sách. Sách được chép ngắn gọn và khách quan, cũng như không có một dấu hiệu nào cho phép xác định một cách chính xác tác giả của nó.
     
    Ngoài bộ sách Xuân Thu ở thời Xuân Thu thì còn có bộ sách Trúc thư kỉ niên (Biên niên sử viết trên thẻ tre) là một cuốn biên niên sử Trung Quốc cổ đại viết từ nhà Hạ cho đến đời vua Ngụy Tương Vương. Đây là bộ sử được các nhà sử học đánh giá là nguồn tham khảo bổ sung, đối chiếu và đính chính cho một số sự kiện lịch sử cổ đại Trung Quốc.
    Văn bản gốc Trúc thư kỉ niên được chôn cùng với vua Ngụy Tương Vương (chết năm 296 TCN), chôn ở huyện Cấp và được phát hiện năm 281 thời Tấn vũ Đế. Vì lý do này, cuốn biên niên sử tồn tại được sau vụ đốt sách chôn nho của Tần Thủy Hoàng. Trúc thư kỉ niên cùng Sử ký Tư Mã Thiên là một trong hai văn bản cổ quan trọng nhất về nước Trung Hoa buổi sơ khai.
    Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng sách Xuân Thu vẫn được xem là bộ cổ sử ra đời sớm nhất ở phương Đông, đặt nền móng cho nền Sử học Trung Quốc nói riêng và phương Đông nói chung có bước phát triển mạnh hơn về sau.
     
      bởi Minh Tuấn Nguyễn 16/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF