Những nhà nước đầu tiên hình thành ở phương Đông và phương Tây
những nhà nước đầu tiên hình thành ở phương đông, phương tây
Trả lời (1)
-
Bạn đang muốn hỏi về nguyên nhân ra đời của nhà nước Phương Tây và Phương Đông có gì khác nhau phải không?
Hihi, xem một bài học của mình nhé, sẽ rút ra được câu trả lời trong ấy.
Chúc bạn làm bài tốt.
****************
Theo học thuyết của Mác – Lê nin về nguồn gốc nhà nước, khi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, không thể tự điều hoà được thì giai cấp mạnh hơn sẽ thành lập một tổ chức để điều hoà những mâu thuẫn ấy và đàn áp những cuộc đấu tranh của giai cấp đối kháng, đồng thời quản lý xã hội theo một khuôn khổ nhất định, phù hợp với ý chí của họ. Tổ chức đó là Nhà nước.
Quá trình hình thành nhà nước có thể được tóm tắt bằng giản đồ sau:
Sự phát triển của LLSX => kinh tế phát triển và có sự phân công lao động xã hội => sự xuất hiện của cải dư thừa để dành và chế độ tư hữu => sự hình thành các giai cấp => và mâu thuẫn giai cấp đối kháng không thể điều hoà được => nhà nước ra đời.
Tuy nhiên ở các quốc gia phương Đông cổ đại, khi các nguyên nhân về kinh tế, xã hội, trình độ phát triển về kinh tế xã hội ở phương Đông chưa cao, chưa chín muồi (khi công cụ sản xuất bằng đồng xuất hiện, lúc đó ruộng đất vẫn thuộc sở hữu chung của các công xã nông thôn, có tập trung trong tay quý tộc chủ nô nhưng không nhiều, sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc, mâu thuẫn giai cấp chưa đến mức gay gắt, chưa trở thành mâu thuẫn đối kháng) thì nhà nước phương Đông ra đời (khoảng TNK IV TCN).
Đây là một ngoại lệ trong học thuyết về nguồn gốc nhà nước của Mác –Lê nin vì ở phương Đông ngoài hiện tượng phân hoá giai cấp, quá trình hình thành nhà nước ở vùng này còn có các điều kiện chủ quan, khách quan thúc đẩy cho nhà nước ra đời sớm.
-Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của các nước phương Đông: các nhà nước thường được hình thành ở lưu vực các con sông lớn. Điều kiện thiên nhiên ấy đã chứa đựng sẳn trong đó 2 mặt đối lập:
+ Thuận lợi: hàng năm các con sông bồi đắp phù sa tạo nên những vùng đồng bằng, châu thổ phì nhiêu màu mỡ để cư dân tìm đến định cư, phát triển mạnh nền kinh tế nông nghiệp (trồng lúa nước)
+ Khó khăn: sự dâng nước của các con sông gây nên những trận lụt lớn, làm chìm ngập một vùng lãnh thổ rộng lớn. Sau đó, nước lũ có rút nhưng do rút không đều, ở vùng cao, đất khô nhanh và trở thành rắn và nứt nẻ, gây ra hạn hán, còn ở vùng thấp trũng, nước đọng lại làm thành những vùng đầm lầy, gây khó khăn cho cuộc sống định cư của người dân.
Chính vì những bất lợi trên nên đòi hỏi bất cứ một cộng đồng dân cư nào ở đây cũng phải tiến hành công cuộc trị thuỷ gắn liền với thuỷ lợi nhân tạo như đắp đê ngăn nước, hồ chứa nước, xả lũ.. để cải tạo thiên nhiên.
Công cuộc trị thuỷ đòi hỏi một cộng đồng dân cư rất lớn đoàn kết, thống nhất lực lượng lại để thực hiện cuộc đấu tranh chống lại thiên nhiên. Trong quá trình xây dựng các công trình thuỷ lợi, để công việc đạt hiệu quả cao, cần phải có cần có người lãnh đạo, có sự quản lý thống nhất trong một tập thể. Chính yếu tố quản lý này là tiền đề của việc quản lý nhà nước sau này.
Một điều kiện khác thúc đẩy nhà nước phương Đông ra đời sớm là điều kiện tự vệ chống xâm lược. Bởi vì để tiến hành chiến tranh, cần phải có trật tự, kỷ cương trong một tập thể, đặc biệt cần phải có người thống lĩnh quân đội.
Như vậy, nhân tố trị thuỷ - thuỷ lợi và nhu cầu tự vệ tuy bản thân chúng không thể sản sinh ra nhà nước nhưng có thể thúc đẩy quá trình hình thành nhà nước trên cơ sở phân hoá xã hội đã ở một mức độ nào đó. Nhà nước ra đời sớm về mặt thời gian, không gian, do điều kiện môi trường tự nhiêm, kinh tế, xã hội đặc biệt của phương Đông. Đó là đặc thù thứ nhất của con đường hình thành nhà nước ở phương Đông.
Đặc thù thứ hai: trong quá trình thiết lập quyền lực nhà nước, tầng lớp quý tộc chủ nô phương Đông nắm độc quyền thống trị. Họ xuất thân từ các quý tộc thị tộc (tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh quân sự, tôn giáo), lúc ban đầu họ vốn thực hiện “chức năng xã hội” đảm bảo lợi ích chung của cả cộng đồng, rồi đó chuyển sang “địa vị độc lập đối với xã hội” và cuối cùng “vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội”. Ở phương Đông không có tầng lớp đối trọng chính trị với quý tộc chủ nô là chủ nô công thương như ở phương Tây nên quý tộc chủ nô nắm độc quyền thống trị nhà nước.bởi Nguyen ngoc Kieu trinh 23/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng gì đến Viêt Nam
21/12/2022 | 0 Trả lời