Nêu bài học kinh nghiệm của An Dương Vương trong việc để mất nước?
Nêu bài học kinh nghiệm của An Dương Vương trong việc để mất nước
Trả lời (1)
-
Bốn câu thơ lại gợi nhắc ta xót xa nhớ về câu chuyện dân gian “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” với hình ảnh một vị vua tài giỏi trong buổi đầu dựng nước đã đánh tan các cuộc xâm lăng hung bạo của kẻ thù nhưng cuối cùng lại thất bại mội cách đau xót, trong giây phút chủ quan đã để cho giang sơn xã tắc tuột khỏi tầm tay, làm nên một bài học kinh nghiệm xương máu khó có thể nào quên.
Đọc "An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” ta thật khó giấu nổi niềm xót xa trước bi kịch mất nước Âu Lạc và cả bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu.
Trong truyền thuyết dân gian, An Dương Vương xuất hiện như một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình một tinh thần chống giặc ngoại xâm mạnh mẽ. Nhờ sự giúp đỡ của thần Kim Qui, ngài đã xây được Loa thành vững chắc và chế được nỏ thần – một vũ khí vô cùng lợi hại, bách phát bách trúng, có thể giết chết hàng nghìn quân giặc.
Năm ấy,Triệu Đà cử binh xâm lược phương Nam, song vì Âu Lạc có nỏ thần nên quân Đà thua lớn, bèn xin giao hoà. Không bao lâu sau, Đà tìm cách cầu hôn cho con trai mình với con gái An Dương Vương. Vua Âu Lạc đã vô tình gả con gái yêu là Mị Châu cho Trọng Thuỷ. Vua nào ngờ Trọng Thuỷ đã tỉ tê trò chuyện với Mị Châu để tìm hiểu bí mật nỏ thần. Và Mị Châu - một người con gái nhẹ dạ cả tin đã thành thật giải thích cặn kẽ cho chồng từ cách làm lẫy nỏ đến cách bắn tên, tạo điều kiện cho Trọng Thuỷ có thể chế nỏ giả, đánh tráo nỏ thần. Ít lâu sau, Trọng Thuỷ từ biệt vợ với lí do “tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa cha mẹ không thể vứt bỏ” và nói dối Mị Châu về phương Bắc thăm cha. Triều Đà được lẫy nỏ cả mừng bèn cử binh sang đánh. Vua An Dương Vương không hề hay biết nỏ thần bị đánh tráo, khi giặc tiến sát đến thành vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao ? ”. Cho đến khi quân Đà tiến sát lắm rồi, vua mới lấy nỏ thần ra bắn, thấy lẫy thần đã mất, không còn cách nào khác đành bỏ chạy. Vua đặt Mị Châu ngồi đằng sau ngựa rồi chạy về phương Nam. Thế là theo lời giao ước, những chiếc lông ngỗng trên áo Mị Châu đã chỉ đường cho Trọng Thuỷ lần theo mà đuổi. Đến đường cùng, vua bèn kêu rằng "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Rùa vàng nổi lên mặt nước, thét lớn "kẻ nào ngồi sau ngươi chính là giặc”, Vua tuốt kiếm chém chết Mị Châu và Rùa vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển.
Vì sao một con người tài trí như vậy lại có thể đánh mất cơ nghiệp lớn lao trong phút chốc ? Phải chăng nhà vua đã quá chủ quan khi trong tay có được nỏ thần ? Đúng như vậy. Nỏ thần là một vũ khí lợi hại, chính nhờ nó mà An Dương Vương đã đánh thắng quân giặc nhưng cũng chính vì nó mà vua đã trở nên chủ quan khinh địch, mất cảnh giác trước những mưu kế bẩn thỉu của bọn xâm lăng. Vua cũng đã rất cả tin khi nhận lời cầu hôn của Triệu Đà.
Nước mất nhà tan còn do nhà vua không nắm vững nội bộ của mình. Ngài không hiểu hết được tính cách của con gái yêu Mị Châu là nàng công chúa hết sức thật thà, nhẹ dạ cả tin, không hề mảy may nghi ngờ chồng cho dù là một giây một phút. Nàng đã thực sự yêu Trọng Thuỷ, cũng vì quá tin tưởng vào hắn mà Mị Châu đã vô tình trao cho hắn bí mật quốc gia.
Nỗi đau mất nước ấy quả thật là quá lớn. Nhưng ta lại càng đau xót trước tình yêu chân thành của nàng công chúa phương Nam.
Mị Châu có tất cả phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền thống, nhưng cũng từ những phẩm chất ấy, do mù quáng, nàng đã hại cha, hại dân, hại nước. Trước sau nàng chỉ nghĩ đến Trọng Thuỷ và hạnh phúc của nàng. Nàng một lòng tin tưởng và yêu thương chồng. Nàng đã dành cho chồng một tình yêu vô cùng chân thành và tha thiết. Ấy thế mà Trọng Thuỷ - con người bội bạc kia đã nỡ tâm chà đạp lên tình yêu đó. Hắn cưới nàng làm vợ chỉ vì mục đích lợi dụng để xâm lược Âu Lạc. Nhưng vì sao Mị Châu quá mê muội ? Sao nàng lại có thể bỏ qua những câu nói lạ lùng, ẩn chứa bao hàm ý của Trọng Thuỷ trong lúc hai người chia tay : "Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?”. Câu hỏi ấy của Trọng Thuỷ như một gợi nhắc, cảnh báo trước chuyện gì sẽ đến với đất nước nàng, Nhưng nàng lại thật thà đáp lại : “Thiếp thân phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đớn đau khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau”.
Và chính cái dấu lông ngỗng của nàng đã đẩy hai cha con vào bước đường cùng. Tại sao trong cái giây phút nguy hiểm ấy, quân Đà đang tiến đánh cha mình mà nàng vẫn còn cả tin đến mê muội, đem rắc lông ngỗng trên đường đi làm dấu hiệu báo cho giặc để rồi cuối cùng nàng nhận được từ cha một cái chết đau đớn tột cùng, một cái chết chất chứa bao niềm căm hận, tủi cực, một cái chết cùng bao điều thức tỉnh muộn màng từ cả cha nàng và nàng. Liệu Mị Châu có đáng phải chịu hình phạt ấy không ? Thật khó khăn và đau xót cho vua An Dương Vương vì nhát kiếm chém con ấy là ranh giới giữa tình yêu nước mãnh liệt và tình yêu con tha thiết.
Nhưng tất cả đều đã muộn. Cảnh “quốc phá gia vong”, cơ nghiệp lớn lao phút chốc chỉ còn mây khói đâu chỉ do mình sự mê muội của Mị Châu mà còn do sự chủ quan khinh địch, mất cảnh giác của chính nhà vua nữa.
Vậy người xưa muốn nói gì cho thế hệ đời sau qua truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” ? Phải chăng chỉ là lời kể suông về câu chuyện mất nước của vua An Dương Vương ? Không, truyền thuyết ấy chính là một bài học kinh nghiệm lớn lao trong việc bảo vệ quyền độc lập tự chủ của dân tộc. Câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải luôn cảnh giác cao trước mọi thế lực thù địch để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Chuyện cũng là bài học sâu sắc cho những người đang yêu và sẽ yêu. Hãy đừng vì quá yêu mà trở nên mê muội, mù quáng để rồi dẫn đến sự lợi dụng, dối trá trong tình yêu. Hãy luôn sống chân thành với trái tim mình, dành cho nhau tình cảm xuất phát từ đáy lòng. Đừng bao giờ chà đạp lên tình yêu của người khác như Trọng Thuỷ – một con người mưu mô, tham vọng không biết tôn trọng giá trị đích thực và vĩnh hằng trong cuộc sống.
Người xưa đã sáng tạo nên truyền thuyết lịch sử đầy cảm động, xót xa. Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ vẫn mãi là một câu chuyện, một bài học lớn lao về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu đã từng diễn ra trong lịch sử. Truyền thuyết ấy sẽ còn tiếp tục được kể cho muôn thế hệ con cháu đời sau để cùng nhau khắc cốt, ghi tâm, lời căn dặn cảnh giác trước kẻ thù để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ quyền độc lập thiêng liêng và hạnh phúc của mỗi gia đình .
bởi Ngọc Hoàng 16/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng gì đến Viêt Nam
21/12/2022 | 0 Trả lời