Chính sách quan lại cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I-VI như thế nào?
2.Chính sách quan lại cai trị của phong kiến phương bắc đối với nước ta từ thế kỉ 1 đến thế kỉ 6 như thế nào?
3.Những chuyển biến về kinh tế của nước ta trong các thế kỉ 1 đến thế kỉ 6 như thế nào?
4.Họ Khúc đã làm gì sau khi giành được quyền tự chủ, việc đó có mục đích gì?
5.Những sự kiện chính nước ta từ thời dựng nước đến thế kỷ 10?
6.Mục tiêu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là gì?Điều nào chứng tỏ nói lên mục tiêu đó?
7.Cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán lần thứ 1 diễn ra như thế nào?
8.Người lãnh đạo trận chiến trên sông Bạch Đằng là ai? Hãy cho bết về ông?
9.Kế hoạch , chiến thuật đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng được triển khai như thế nào?Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời (1)
-
5.Trước năm 218 TCN, Việt Nam chưa có chính sử, lúc này truyền thuyết và lịch sử còn hòa quyện vào nhau. Người ta thường hay nhắc tới các truyền thuyết về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh - Thủy Tinh nhằm giải thích nguồn gốc và sự đấu tranh để tồn tại của dân tộc.
Từ năm 257 - 208 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh người Âu Việt hợp nhất với nước Văn Lang của Lạc Việt, đặt quốc hiệu nước là Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. Thời kỳ này lịch sử được tái hiện thông qua lăng kính truyền thuyết với việc An Dương xây thành Cổ Loa.
Từ năm 217 - 111 TCN, Triệu Đà, gốc người Hán, thôn tính Âu Lạc. Sự kiện này cũng được thể hiện qua truyền thuyết về mối tình Trọng Thủy, M?Châu. Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà lập nước Nam Việt. Nhà Triệu kéo dài 97 năm với năm đời vua: Triệu Đà, Triệu Hồ, Triệu An Tề, Triệu Hưng, Triệu Kiến Đức.
Năm 113, nội tình nhà Triệu rối ren, nhà Hán thừa cơ đưa quân sang đánh Nam Việt rồi đổi tên Nam Việt thành Giao Chỉ.
Từ năm 207 TCN - 39 SCN, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của nhà Hán.
Từ 40 - 43, khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Sau thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.
Năm 41, Mã Viện mang 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. Năm 43, Hai Bà Trưng thất bại, phải nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết.
Từ năm 43 - 543, Việt Nam sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Thời gian này có cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống quân Đông Ngô. Bà Triệu tự xưng là Đại Hải Bà Vương, đánh nhau với tướng Đông Ngô là Lục Dân nhưng thất bại.
Từ năm 544 - 548, khởi nghĩa của Lý Bí 544, Lý Nam Đế xưng vương, đặt tên nước là Vạn Xuân.
Từ năm 548 - 571, Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến chống quân Lương và lên ngôi vua là Triệu Việt Vương.
Từ 571 - 602, Lý Phật Tử, họ hàng với Lý Nam Đế tiêu diệt Triệu Việt vương và lên ngôi. Thời kỳ này phong kiến phương Bắc là nhà Tùy sang xâm lược. Lý Phật Tử đầu hàng, Việt Nam bị nhà Tùy đô hộ.
Năm 722, khởi nghĩa Mai Thúc Loan. Sau này, cuộc khởi nghĩa thất bại, nước ta chịu sự đô hộ của nhà Đường.
Từ 791 - 802. Khởi nghĩa Phùng Hưng thắng lợi. Năm 802, nhà Đường tấn công, Việt Nam lại chịu sự đô hộ của nhà Đường.bởi Nguyễn Hào 19/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng gì đến Viêt Nam
21/12/2022 | 0 Trả lời