Cảm nghĩ của em khi quan sát hình ảnh đền thờ và cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo?
hã nêu cảm nghĩ của em khi quan sát hình ảnh đền thờ hai bà trưng và cuộc khởi nghĩa do hai bà trưng lãnh đạo
Trả lời (1)
-
Trong lịch sử xây dựng đất nước và chống ngoại xâm, chưa có dân tộc nào lại xuất hiện nhiều nữ tướng tài ba như ở nước ta. Câu chuyện lịch sử “nợ nước, thù chồng” chính là nói về Hai Bà Trưng.
Đầu thế kỷ 1, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định nổi tiếng tham lam, tàn bạo. Bấy giờ ở huyện Mê Linh (vùng đất nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây) có hai chị em sớm có lòng căm thù giặc, căm thù quân xâm lược. Trưng Trắc thường nói với em: “Giặc Hán tàn bạo đã gieo rắc bao nhiêu đau thương, tang tóc cho dân ta. Chị chỉ muốn đập tan ngay mọi nỗi bất bình, giết hết loài giặc Hán, cứu muôn dân ra khỏi cảnh lầm than, chứ không thể ngồi yên trong chốn phòng the được”…
Trưng Nhị cũng bày tỏ: “…Nhìn thấy non sông nghiêng ngả, giống nòi lầm than em cũng vô cùng căm giận, muốn đập tan tành những bất công, tàn bạo đó".
Trí lớn của hai chị em và cuộc duyên giữa Trưng Trắc - Thi Sách dường như đã chắp thêm đôi cánh cho Trưng Trắc. Thi Sách không chỉ là người chồng mà còn là người bạn tâm giao cùng sát cánh trong việc mưu sự nghiệp lớn.
Chính lúc đó Thi Sách bị Tô Định bắt và giết hại. Hai Bà Trưng càng quyết tâm khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi đánh chiếm Cổ Loa, Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán không dám chống cự, bỏ hết của cải, vũ khí lo chạy thoát thân. Tô Định sợ hãi đã cắt tóc, cạo râu, giả thường dân, lẩn vào đám tàn quân trốn về Trung Quốc. Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng là Trưng Vương. Cuộc sống tự do thanh bình đã trở lại trên đất Việt. “…Cầm quyền đại tướng, hơn 60 thành thu về một mối.
Làm chúa anh hùng, 4.000 năm độc lập mở màn đầu…”.Ba năm sau, nhà Hán sai Mã Viện và Lưu Long đem quân sang nước ta theo đường biển, san núi làm đường với lực lượng rất đông, một cuộc hỗn chiến không cân sức quyết liệt đã nổ ra. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị dựa lưng vào nhau mà đánh. Nhưng thế cùng, hai bà đã hi sinh. Đó là mùa xuân năm Quý Mão, hai bà mới 29 tuổi xuân.
Nợ nước, thù chồng đã thể hiện rõ nét tại hội thề Hát Môn. Nội dung ấy như sau:
Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin trở lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba khỏi oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này.Noi gương những người đi trước, phụ nữ Việt Nam bao thế hệ tiếp bước theo sau đã thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc viết tiếp trang sử vàng chói lọi, làm rạng rỡ thêm sắc màu bức tranh lịch sử chống cường quyền, chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
bởi Võ Thị Thúy Diệu 29/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng gì đến Viêt Nam
21/12/2022 | 0 Trả lời