Nêu một số hình thức hợp tác trong ASEAN
Nêu một số hình thức hợp tác trong ASEAN
Trả lời (1)
-
* Tầm nhìn ASEAN 2020 được Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức họp tại Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) tháng 12-1997 thông qua, theo đó đặt mục tiêu tới năm 2020 ASEAN sẽ là "một nhóm hài hòa các dân tộc Đông - Nam Á hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"; chủ đề hợp tác kinh tế của ASEAN tiến tới năm 2020 là "Quan hệ đối tác trong phát triển năng động".
* Kế hoạch Hành động Hà Nội là văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, tháng 12-1998, hội nghị cấp cao chính thức cuối cùng của ASEAN trước thềm thế kỷ 21 nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020.
* Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hiệu quả, tính đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, tăng cường liên kết khu vực và thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.
* Tuyên bố hòa hợp ASEAN II hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN (Tuyên bố Ba-li II) được lãnh đạo ASEAN ký tại Ba-li năm 2003, theo đó xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột, là Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC).
* Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) ra đời ngày 24-2-1976 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Ba-li (In-đô-nê-xi-a), với mục đích duy trì hòa bình vĩnh viễn, thúc đẩy tình đoàn kết, thân thiện, quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu bền giữa các nước thành viên. Sau này, ASEAN thúc đẩy TAC thành Bộ luật ứng xử giữa các nước Đông - Nam Á với các nước ngoài khu vực.
* Hiệp ước Đông - Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) được thiết lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 17 (tháng 7-1984) và được lãnh đạo các nước ASEAN ký tháng 12-1995, nhằm xây dựng Đông - Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.
* Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10-2002, coi đây là một bước quan trọng tiến đến hình thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhân dịp này, ASEAN và Trung Quốc cũng ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là năm 2010 với sáu nước ASEAN cũ và năm 2015 với bốn nước ASEAN mới.
* Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là diễn đàn đối thoại và trao đổi ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được ASEAN khởi xướng tháng 7-1994. Đến nay, ARF có 27 thành viên gồm mười nước thành viên ASEAN, mười bên đối thoại và bảy quốc gia ngoài khu vực.
* Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là tiến trình thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư, họp tại Xin-ga-po tháng 1-1992 thông qua, đánh dấu bước tiến lịch sử về chất trong hợp tác kinh tế của ASEAN. Theo lộ trình thiết lập AFTA trong 15 năm, các nước ASEAN thúc đẩy liên kết kinh tế nội khối, từng bước đưa ASEAN thành khu vực sản xuất quốc tế, có khả năng cạnh tranh và hấp dẫn giới đầu tư quốc tế. Nội dung quan trọng của AFTA là Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).
* Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) là cơ chế hợp tác, tham vấn cấp bộ trưởng cao nhất về các vấn đề an ninh và quốc phòng giữa các thành viên ASEAN và tám nước đối thoại (gồm Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Nga và Mỹ). Hội nghị ADMM+ lần đầu được tổ chức tại Hà Nội ngày 12-10-2010 là một dấu mốc trong lịch sử ASEAN, mở ra cơ hội để các bên hợp tác giải quyết những thách thức về an ninh truyền thống và phi truyền thống, tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông - Nam Á.
bởi Nguyễn Thị Kim Cương 13/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Vì sao với diện tích lớn nhưng Trung Á có mật độ dân số thấp?
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
Vị trí của Nam Á có ý nghĩa quan trọng gì đối với kinh tế
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
việt nam nằm trong nhóm nước nào?
12/12/2022 | 1 Trả lời
-
đặc điểm nào không đúng với kiểu khí hậu gió mùa?
A. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió từ nội địa thổi ra.
B. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió từ đại dương thổi vào.
C. Mùa đông khô, lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
D. Quanh năm lượng mưa rất ít, có khi không có mưa.
13/12/2022 | 1 Trả lời
-
nam á phát triển nhất những ngành nghề nào
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
nêu tình hình sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
theo em vì sao Trung Quốc có tỷ lệ sản lượng lúa gạo cao nhưng vấn đề xuất khẩu lúa gạo lại không bằng Thái Lan và Việt Nam?
21/12/2022 | 1 Trả lời
-
22/12/2022 | 0 Trả lời
-
vì sao nhật bản lại có thể phát triển từ trong đống đổ nát của chiến tranh thế giới thứ 2?
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á, Tây Nam Á
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về sự gia tăng dân số ở Châu Á, nguyên nhân gia tăng dân số ?
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
trình bày hai kiểu khí hậu gió mùa của châu á
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Tại sao khu vực nam á lại phân bố dân cư ko đều
29/12/2022 | 1 Trả lời
-
trình bày đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay
06/01/2023 | 0 Trả lời