Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
Đề cương ôn tập học kì 2
1. Nêu chức năng dinh dưỡng của chất đạm , chất béo, chất đường bột và chất khoáng đối với cơ thể? Cơ sở khoa học để phân nhóm thức ăn?
2. Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Bản thân em có những cách gì để phòng tránh nhiễm rùng, nhiễm độc thực phẩm?
3. Để thực phẩm không bị mất vitamin, ta cần chú ý điều gì?
4. Thu nhập của gia đình là gì? Gia đình em có các nguồn thu nhập nào? Bản thân em đã và sẽ làm gì để góp phần tăng thu nhập cảu gia đình?
5. Nêu nguyên tắc tổ chức bữa ăn? Tại sao phải quan tâm đến chê độ ăn uống cho từng đôi tượng khi tổ chúc bữa ăn trong gia đình?
6. Không ăn bữa sáng sẽ làm cơ thể nhu thế nào? Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng?
Trả lời (2)
-
1. *Chức năng dinh dưỡng:
+ Chất đạm:
- Giúp cơ thể phát triển tốt
- Tái tạo các tế bào đã chết
- Tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể
+ Chất đường bột:
- Cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác
+ Chất béo:
- Cung cấp năng lượng tích trữ dưới da ở dạng lớp mỡ
- Giúp bảo vệ cơ thể
- Chuyển hóa thành 1 số vitamin cần thiết cho cơ thể
+ Sinh tố:
- Giúp hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, xương, da,... hoạt động bình thường
- Tăng sức đề kháng
- Giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh
+ Chất khoáng:
- Giúp xương phát triển, cơ bắp hoạt động tốt
- Tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và sự chuyển hóa của cơ thể
+ Nước:
- Là môi trường chuyển hóa, trao đổi chất của cơ thể
- Giúp đào thải các chất cặn bã
- Nuôi dưỡng tế bào
- Điều hòa thân nhiệt
+ Chất xơ:
- Ngăn ngừa bệnh táo bón
*Cơ sở khoa học để phân nhóm thức ăn:
+ Căn cứ vào giá trị đinh dưỡng dưỡng để người ta có thể phân chia thức ăn thành 4 nhóm chính:
- Nhóm giàu chất béo
- Nhóm giàu chất đạm
- Nhóm giàu chất đường bột
- Nhóm giàu vitamin, chất khoáng
2. *Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm. Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của các chất độc vào thực phẩm
*Cách phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
+ Không ăn đồ ăn ôi thiu
+ Rửa tay trước - sau khi ăn
+ Ăn đồ ăn đã được nấu chín
+ Bảo quản thức ăn cẩn thận, tránh ruồi, muỗi bâu vào
+ Không dùng thực phẩm có chất độc, bị biến chất hay bị nhiễm chất độc hóa học,...
3. *Để thực phẩm không bị mất sinh tố, ta cần chú ý:
+ Không ngâm thực phẩm lâu trong nước
+ Không để thực phẩm bị khô, héo
+ Không đun nấu thực phẩm quá lâu
+ Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp, hợp vệ sinh
+ Áp dụng hợp lí quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm...
4. *Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lạo động của các thành viên trong gia đình tạo ra
5. *Nguyên tắc tổ chức bữa ăn:
+ Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
+ Điều kiện tài chính
+ Sự cân bằng chất dinh dưỡng
+ Thay đổi món ăn
*Vì mỗi thành viên trong gia đình đều có nhu cầu dinh dưỡng, sở thích ăn uống, sức khỏe và công việc... khác nhau
6. *Không ăn bữa sáng sẽ có hại cho sức khỏe vì hệ tiêu hóa phải làm việc không điều độ, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến tâm trạng, kích thích bạn ăn nhiều từ đó dẫn đến tăng cân, tích tụ nhiều chất béo trong cơ thể
*Nhiệt độ an toàn trong nấu nướng: Từ 100 độ C -> 115 độ C
bởi nguyễn thu hà 24/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Chức năng của chất béo :
+ Cung cấp năng lượng, tích trữ dưới dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể.
+ Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
Chức năng của chất đạm :
- Là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng...
- Nguyên liệu tạo dịch tiêu hóa, các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt động của cơ thể, nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Vận chuyển các dưỡng chất.
- Điều hòa cân bằng nước.
- Cung cấp năng lượng: 1g chất đạm cung cấp 4 Kcal năng lượng.
- Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...Chức năng của chất đường bột :
- Cung cấp năng lượng, chức năng quan trọng nhất, chiếm 60-65% tổng năng lượng khẩu phần, 1g Carbohydrat cung cấp 4 kcal năng lượng.
- Cấu tạo nên tế bào và các mô.
- Hỗ trợ sự phát triển não và hệ thần kinh của trẻ.
- Điều hòa hoạt động của cơ thể.
- Cung cấp chất xơ cần thiết.
- Có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, nui, bún, miến, khoai lang, khoai môn, đường, bắp, bo bo, trái cây...- Việc phân nhóm thức ăn giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết... mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng theo yêu cầu của bữa ăn.
- Thức ăn được phân làm 4 nhóm đó là :
+Nhóm giàu chất béo.
+ Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
+ Nhóm giàu chất đường bột.
+ Nhóm giàu chất đạm.
bởi hiroki natsumy 05/08/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 2 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
28/11/2022 | 1 Trả lời
-
27/11/2022 | 1 Trả lời
-
27/11/2022 | 1 Trả lời
-
27/11/2022 | 1 Trả lời
-
27/11/2022 | 1 Trả lời
-
27/11/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh sau đây ứng với quy trình nào trong sử dụng bàn là?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 2 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
01/12/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 2 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
30/11/2022 | 1 Trả lời