Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 KNTT Bài 2 Cân bằng trong dung dịch nước môn Hoá học lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 16 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Hình 2.1 cho thấy giá trị pH của dung dịch một số chất thông dụng. Vậy pH là gì? pH có ảnh hưởng gì đến đời sống? Xác định pH như thế nào?
-
Hoạt động trang 16 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Tìm hiểu về sự điện li
Thí nghiệm thử tính dẫn điện của nước, muối ăn và dung dịch muối ăn được thực hiện như mô tả trong Hình 2.2.
Thực hiện yêu cầu:
a) Hãy nhắc lại khái niệm dòng điện.
b) Đèn sáng cho thấy dung dịch NaCl dẫn điện, chứng tỏ dung dịch có hạt mang điện. Đó có thể là loại hạt nào (electron, phân tử NaCl, cation hay anion)?
c) Hãy giải thích sự tạo thành các hạt mang điện đó.
-
Hoạt động trang 17 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Tìm hiểu chất điện li và chất không điện li
Kết quả thử tính dẫn điện với các dung dịch hydrochloric acid (HCl), sodium hydroxide (NaOH), saccharose (C12H22O11), ethanol (C2H5OH) được trình bày trong bảng dưới đây. Hãy hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng vào vở:
-
Hoạt động trang 18 Hoá học 11 Kết nối tri thức - KNTT:
So sánh khả năng phân li trong nước của HCl và CH3COOH
Kết quả thử tính dẫn điện với dung dịch HCl 0,1 M và dung dịch CH3COOH 0,1 M cho thấy trường hợp cốc đựng dung dịch HCl 0,1 M bóng đèn sáng hơn.
Thực hiện yêu cầu sau:
Hãy so sánh số ion mang điện trong hai dung dịch trên, từ đó cho biết acid nào phân li mạnh hơn.
-
Giải Câu hỏi 1 trang 18 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Viết phương trình điện li của các chất sau: HF, HI, Ba(OH)2, KNO3, Na2SO4.
-
Hoạt động trang 19 Hoá học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Cho các dung dịch: HCl, NaOH, Na2CO3.
a) Viết phương trình điện li của các chất trên.
b) Sử dụng máy đo pH (hoặc giấy pH) xác định pH, môi trường (acid/base) của các dung dịch trên.
c) Theo khái niệm acid – base trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 8, trong những chất cho ở trên: Chất nào là acid? Chất nào là base?
-
Giải Câu hỏi 2 trang 20 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Dựa vào thuyết acid – base của Br∅nsted – Lowry, hãy xác định chất nào là acid, chất nào là base trong các phản ứng sau:
a) CH3COOH + H2O ⇌ CH3COO- + H3O+
b) S2- + H2O ⇌ HS- + OH-
-
Giải Câu hỏi 3 trang 21 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Một loại dầu gội đầu có nồng độ ion OH- là 10-5,17 mol/ L.
a) Tính nồng độ ion H+, pH của loại dầu gội nói trên.
b) Môi trường của loại dầu gội trên là acid, base hay trung tính?
-
Giải Câu hỏi 4 trang 21 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước rồi lọc lấy phần dung dịch. Dùng máy đo pH đo được giá trị pH là 4,52.
a) Hãy cho biết môi trường của dung dịch là acid, base hay trung tính.
b) Loại đất trên được gọi là đất chua. Hãy đề xuất biện pháp để giảm độ chua, tăng độ pH của đất.
-
Giải Câu hỏi 5 trang 21 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất?
A. Dung dịch HCl 0,1 M.
B. Dung dịch CH3COOH 0,1 M.
C. Dung dịch NaCl 0,1 M.
D. Dung dịch NaOH 0,01 M.
-
Giải Câu hỏi 6 trang 22 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Đo PH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nước chanh có môi trường acid.
B. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10-2,4 mol/L.
C. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,24 mol/L.
D. Nồng độ của ion [OH-] của nước chanh nhỏ hơn 10-7 mol/L.
-
Giải Câu hỏi 7 trang 22 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Nước Javel (chứa NaClO và NaCl) được dùng làm chất tẩy rửa, khử trùng. Trong dung dịch, ion ClO- nhận proton của nước để tạo thành HClO.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra và xác định chất nào là acid, chất nào là base trong phản ứng trên.
b) Dựa vào phản ứng, hãy cho biết môi trường của nước Javel là acid hay base.
-
Hoạt động trang 23 Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Làm chất chỉ thị màu từ hoa đậu biếc/ bắp cải tím
Chuẩn bị:
- Hoa đậu biếc (khoảng 50 g) hoặc bắp cải tím thái nhỏ (khoảng 100 g).
- Cốc thuỷ tinh 250 mL, nước sôi, đũa thuỷ tinh, lưới/ vải lọc.
- Các cốc (đã được dán nhãn) đựng giấm ăn, nước C sủi, nước rửa bát, nước soda, nước muối.
- Giấy pH hoặc máy đo pH.
Tiến hành:
– Ngâm khoảng 50 g hoa đậu biếc/100 g bắp cải tím đã được chuẩn bị vào 100 mL nước sôi trong khoảng 10 phút. Lọc bằng lưới lọc hoặc vải lọc, thu được dung dịch. Dung dịch này được sử dụng làm chất chỉ thị.
– Dùng máy đo pH (hoặc giấy pH) xác định pH của các dung dịch.
- Cho vài giọt chất chỉ thị lần lượt vào các dung dịch: giấm ăn, nước C sủi, nước rửa bát, nước soda, nước muối và khuấy đều. Quan sát sự đổi màu của các dung dịch.
Hoàn thành thông tin theo mẫu bảng sau vào vở:
-
Hoạt động trang 24 Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Cho các dung dịch sau: Na2CO3, AlCl3, FeCl3.
1. Dùng giấy pH xác định giá trị pH gần đúng của các dung dịch trên.
2. Nhận xét và giải thích về môi trường của các dung dịch trên.
-
Thực hành trang 25 Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Thực hành chuẩn độ acid – base
Chuẩn bị:
– Dung dịch HCl 0,1 M; dung dịch NaOH nồng độ khoảng 0,1 M; dung dịch phenolphthalein.
– Pipette 10 mL; burette 25 mL; bình tam giác 100 mL; bình tia nước cất; giá đỡ, kẹp burrete.
Tiến hành:
– Dùng pipette lấy 10 mL dung dịch HCl 0,1 M cho vào bình tam giác, thêm 1 – 2 giọt phenolphthalein.
– Cho dung dịch NaOH vào burette, điều chỉnh dung dịch trong burette về mức 0.
– Mở khoá burette, nhỏ từng giọt dung dịch NaOH xuống bình tam giác (lắc đều trong quá trình chuẩn độ) đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt (bền trong khoảng 10 giây) thì dừng chuẩn độ.
- Ghi lại thể tích dung dịch NaOH đã dùng.
Tiến hành chuẩn độ ít nhất ba lần, ghi số liệu thực nghiệm và hoàn thành vào vở theo mẫu bảng sau:
-
Giải Câu hỏi 8 trang 26 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Nêu một số điểm cần chú ý trong quá trình chuẩn độ.
-
Giải Câu hỏi 9 trang 26 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT
Nêu một số nguyên nhân có thể dẫn đến sai số trong quá trình chuẩn độ.