Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 CTST Bài 18 Hợp chất carbonyl môn Hóa học lớp 11 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 115 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hợp chất carbonyl đơn giản nhất là aldehyde và ketone đơn chức. Chúng có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp hoá chất cũng như thiên nhiên. Chẳng hạn, progesteron là hormon của nữ giới, 11 – cis – retinal rất cần thiết cho khả năng nhìn của mắt. Hợp chất carbonyl là gì? Aldehyde và ketone có đặc điểm gì về tính chất vật lí và hoá học? Vai trò của chúng trong đời sống như thế nào?
-
Thảo luận 1 trang 116 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Quan sát Hình 18.1, nhận xét đặc điểm chung về cấu tạo của formaldehyde, acetaldehyde (aldehyde) và acetone (ketone). Hãy mô tả hình dạng phân tử của formaldehyde và acetaldehyde.
-
Hoạt động trang 116 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết công thức cấu tạo các đồng phân của hợp chất carbonyl có công thức phân tử C4H8O. Chất nào là aldehyde, chất nào là ketone?
-
Thảo luận 2 trang 117 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Dựa vào Bảng 18.1, rút ra cách gọi tên theo danh pháp thay thế của aldehyde so với ketone.
-
Thảo luận 3 trang 117 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Gọi tên theo danh pháp thay thế của các hợp chất carbonyl C4H8O đã viết ở trên.
-
Hoạt động trang 117 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
- Gọi tên theo danh pháp thay thế của các hợp chất carbonyl sau:
a) (CH3)2CHCHO.
b) CH3CH2CH2COCH3.
c) CH3CH=C(CH3)CHO.
- Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau:
a) 2 – methylbutanal;
b) but – 3 – enal.
-
Vận dụng trang 117 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Tìm hiểu một số hợp chất carbonyl được tìm thấy trong thiên nhiên. Nêu vai trò của chúng trong đời sống.
-
Thảo luận 4 trang 118 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Dựa vào Bảng 18.2 hãy nhận xét sự thay đổi trạng thái, nhiệt độ sôi và độ tan của một số hợp chất carbonyl khi số nguyên tử carbon tăng dần.
-
Hoạt động trang 118 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất sau: acetaldehyde (1); ethanol (2); ethane (3). Giải thích.
-
Vận dụng trang 118 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
a) Formaldehyde là chất khí không màu, có mùi hắc và gây khó chịu. Dung dịch trong nước chứa khoảng 37% formaldehyde gọi là formalin. Hãy tìm hiểu ứng dụng của formalin sử dụng trong sinh học.
b) Ở nông thôn, nhiều hộ gia đình vẫn đun bếp bằng rơm, rạ hoặc củi.
Tại sao rổ, rá, nong, nia, … (được làm từ tre, nứa, giang, …) thường được gác lên gác bếp trước khi sử dụng để tăng độ bền của chúng?
-
Thảo luận 5 trang 119 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Dựa vào giá trị độ âm điện của nguyên tử C và nguyên tử O, giải thích sự phân cực của liên kết C = O trong các hợp chất carbonyl.
-
Hoạt động trang 119 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết sơ đồ phản ứng tạo thành alcohol của các chất sau (dùng chất khử là LiAlH4 hoặc NaBH4):
a) C2H5CHO.
b) CH3COCH2CH3.
-
Thảo luận 6 trang 119 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Cho biết sự thay đổi số oxi hoá của C và Br trong phương trình hoá học ở Ví dụ 4. Từ đó xác định chất oxi hoá và chất khử.
-
Thảo luận 7 trang 120 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Xác định vai trò của CH3CHO trong phản ứng tráng bạc. Tìm hiểu ứng dụng của phản ứng trong thực tiễn.
-
Thảo luận 8 trang 120 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vì sao trong phản ứng tráng bạc, người ta chỉ làm nóng mà không đun sôi hỗn hợp phản ứng?
-
Thảo luận 9 trang 120 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 đến khi kết tủa không tăng thêm nữa, cho biết tên gọi và màu sắc của kết tủa thu được.
-
Hoạt động 1 trang 121 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất lỏng riêng biệt sau: propan – 1 – ol (CH3CH2CH2OH); propanal (CH3CH2CHO) và acetone (CH3COCH3).
-
Thảo luận 10 trang 121 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Từ đặc điểm cấu tạo nào của aldehyde, ketone chứng tỏ chúng có thể tham gia phản ứng cộng?
-
Thảo luận 11 trang 121 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Thực hiện Thí nghiệm 3 tạo iodoform. Từ phương trình hoá học, xác định vai trò của I2 và NaOH trong phản ứng tạo iodoform.
-
Hoạt động 2 trang 121 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hoàn thành các phương trình hoá học của các phản ứng sau:
a) HCHO + [Ag(NH3)2]OH →
b) C2H5CHO + Cu(OH)2 + NaOH →
c) C2H5CHO + HCN →
-
Hoạt động trang 122 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Cho các hợp chất sau: methanal, pentan – 3 – one, butanone. Hợp chất nào trong các chất ở trên tham gia được phản ứng tạo iodoform? Giải thích?
-
Thảo luận 12 trang 122 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Đọc thông tin về những ứng dụng của một số hợp chất carbonyl thường gặp, trình bày các ứng dụng của formaldehyde, acetaldehyde và acetone.
-
Vận dụng trang 122 SGK Hoá học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vì sao acetone được dùng làm dung môi để lau sơn móng tay?
-
Giải Bài 1 trang 123 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hoàn thành thông tin còn thiếu vào bảng theo mẫu sau:
-
Giải Bài 2 trang 123 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Cho các chất sau: (1) C3H8, (2) C2H5OH, (3) CH3CHO. Sắp xếp các chất theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi và độ tan trong nước. Giải thích.
-
Giải Bài 3 trang 123 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Viết công thức cấu tạo các hợp chất carbonyl có công thức phân tử C5H10O. Gọi tên theo danh pháp thay thế và tên thông thường (nếu có) của các đồng phân.
-
Giải Bài 4 trang 123 SGK Hóa học 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Khi đo phổ IR của hợp chất X thu được kết quả ở hình dưới:
Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, xác định được thành phần các nguyên tố của hợp chất X chứa 66,66 %C, 11,11 %H về khối lượng, còn lại là O.
Trên phổ MS của X, có peak ion phân tử [M+] có giá trị m/z = 72.
Chất X bị khử bởi LiAlH4 tạo thành alcohol bậc II. Xác định công thức cấu tạo của X.