HỌC247 xin giới thiệu đến các em bài giảng Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin thuộc sách Kết Nối Tri Thức. Với hệ thống nội dung bài giảng rõ ràng, cô đọng sẽ giúp các em hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Từ đó, hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những hành vi cụ thể, phù hợp. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin là một trong những quyền tự do cơ bản của con người, góp phần đảm bảo cho công dân có những điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc quản lí nhà nước và xã hội, đồng thời phát triển bản thân một cách toàn diện. |
1.1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
a. Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật: được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí; được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống; được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;...
b. Nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;
- Chịu trách nhiệm về:những phát biểu, bài viết, thông tin mà mình cung cấp; thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới; không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp; không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; không lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí để xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân,...
1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lí hành chính nhà nước; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước; có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, danh dự, uy tín, công việc của công dân;...
- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận trên mạng xã hội
1.3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Học sinh cần:
- Tích cực học tập, tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;
- Tích cực, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những việc làm phù hợp với năng lực, lứa tuổi;
- Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;
- Tham gia tuyên truyền, vận động, giáo dục, giúp đỡ những người xung quanh hiểu và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;...
Bài tập minh họa
Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân?
Hướng dẫn giải:
Dựa vào kiến thức về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Lời giải chi tiết:
Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy hết vai trò của mình.
Luyện tập Bài 20 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong một số tình huống đơn giản.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
3.1. Trắc nghiệm Bài 20 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 9 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. lan truyền bí mật nhà nước.
- B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.
- C. bịa đặt những thông tin sai sự thật.
- D. chia sẻ thông in chưa kiểm chứng.
-
- A. Tự do ngôn luận.
- B. Thông cáo báo chí.
- C. Đối thoại trực tuyến.
- D. Kiểm soát truyền thông.
-
- A. trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
- B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- C. xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- D. Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 20 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 9 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 129 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1a trang 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1a trang 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 133 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 133 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 3 trang 134 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 3 trang 134 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 1 trang 134 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 134 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 135 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 4 trang 135 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Vận dụng trang 135 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 20 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!