YOMEDIA
NONE

GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Bài 19 Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân


Với nội dung bài giảng Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân thuộc sách Kết Nối Tri Thức  do HỌC247 biên soạn và tổng hợp, các em sẽ hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp. Mời các em cùng tham khảo bài giảng dưới đây:

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân, được các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và mọi người tôn trọng, được pháp luật bảo vệ.

1.1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mọi hành vi tự ý xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều bị nghiêm cấm. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như: xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân; gây ảnh hưởng xấu đến tinh tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí hành chính;...

- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, xử lí hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Đánh cắp thông tin cá nhân là vi phạm pháp luật

Đánh cắp thông tin cá nhân là vi phạm pháp luật

1.3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Học sinh cần:

- Tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân;

- Tôn trọng quyền của người khác; tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác;

- Phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về pháp luật trong cộng đồng và làm gương trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tin, điện thoại, điện tín của công dân.

Bài tập minh họa

Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

 

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức về một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

 

Lời giải chi tiết:

Theo bộ Luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Điều 125: Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

- Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khá được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người đã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt hành chính  về hành vi này mà còn vi phạm, thì phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm…

Luyện tập Bài 19 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

- Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong một số tình huống đơn giản.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 19 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 9 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 19 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Kết Nối Tri Thức Chủ đề 9 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 123 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1 trang 124 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1 trang 124 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 2 trang 125 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 2 trang 125 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 mục 2 trang 125 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 3 trang 126 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 3 trang 126 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 1 trang 126 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 2 trang 127 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 3 trang 127 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Luyện tập 4 trang 127 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Vận dụng trang 128 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 19 GDKT & PL 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF