Dưới đây là nội dung bài giảng Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp rõ ràng cùng bài tập minh hoạ cụ thể sẽ giúp các em hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt lý thuyết
Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quy định. Nội dung của quyền này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của cá nhân mà còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khỏi các hành vi vi phạm. |
1.1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
- Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân:
+ Mọi người được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;
+ Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
+ Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín.
- Nghĩa vụ của công dân trong việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;
+ Tôn trọng và không xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là vi phạm pháp luật
1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
a. Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như:
- Xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân;
- Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân;
- Gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính...
Xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
b. Trách nhiệm của công dân:
- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;
- Tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Bài tập minh họa
Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau:
Bạn V đi ra ngoài nhưng không mang theo điện thoại. Về đến nhà, thấy mẹ đang dùng điện thoại của mình để xem tin nhắn, V đã giải thích với mẹ việc tự ý sử dụng điện thoại của người khác là xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Lời giải chi tiết:
Trong tình huống này, em nên hành động như sau:
- Lắng nghe mẹ giải thích vì sao đang dùng điện thoại của mình.
- Sau đó, em nên giải thích với mẹ rằng việc sử dụng điện thoại của người khác mà không có sự cho phép của họ là xâm phạm quyền riêng tư và bí mật, cũng như vi phạm pháp luật.
Luyện tập Bài 19 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trung học phổ thông trong thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
3.1. Trắc nghiệm Bài 19 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 9 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Vu khống người khác trên mạnh xã hội.
- B. Bịa đặt thông tin sai sự thật về người khác.
- C. Trao đổi thông tin với người khác trên facebook.
- D. Tự ý xem tin nhắn trên điện thoại của người khác.
-
- A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
- B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
- C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
- D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.
-
- A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.
- B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.
- C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.
- D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 19 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 9 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 141 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1a trang 142 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1b trang 142 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1c trang 142 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2a trang 144 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2b trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 145 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 146 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 146 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 4 trang 146 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 1 trang 146 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 2 trang 146 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 19 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!