Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, hội tụ của nhiều văn hóa tín ngưỡng khác nhau. Trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật hiện hành luôn đề cao quyền con người, khẳng định quyền tự do tôn giáo của mọi công dân. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ giúp các em nắm vững nội dung bài học và hình thành ý thức tự giác thực hiện các quy định của pháp luật. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt lý thuyết
Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định trong Hiến pháp và được cụ thể hoá trong Luật Tín ngưỡng tôn, giáo năm 2016. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống xã hội. |
1.1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
a) Quyền của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo:
- Tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
- Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo;
- Tham gia lễ hội, học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
- Khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật...
Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng luôn được đảm bảo ở Việt Nam
b) Nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
- Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan;
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;
- Không thực hiện các hành vi pháp luật cấm trong hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
- Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc trong thực hiện tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo gây nên nhiều hậu quả tiêu cực như:
+ Xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, có thể gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, danh dự, nhân phẩm, kinh tế, công việc, học tập,... của công dân;
+ Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
+ Làm mất đoàn kết dân tộc;...
- Hành vi vi phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.3. Trách nhiệm của công dân
- Tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác;
- Tôn trọng những lễ hội tín ngưỡng, hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của mọi tôn giáo;
- Tôn trọng những cơ sở thờ tự như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác;
- Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;
- Tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan
- Lên án, đấu tranh với các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, đạo đức xã hội, thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Công dân có trách nhiệm tuyên truyền và lên án các hành vi mê tín dị đoan
Bài tập minh họa
Em hãy đọc trường hợp sau và nhận xét về hành vi của K:
Anh K tự ý xây dựng các cơ sở thờ tự trái phép để lôi kéo người dân tham gia, kêu gọi quyên góp nhằm mục đích trục lợi bất chính. Sau khi biết được hành vi của anh K, anh D (hàng xóm của anh K) đã nhắc nhở, yêu cầu anh K chấm dứt hành vi của mình và tuyên truyền mọi người xung quanh không nên tin theo những hành vi vi phạm của anh K. Tuy nhiên, anh K vẫn không chấm dứt hành vi của mình.
Lời giải chi tiết:
Anh K đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi bất chính cho bản thân. Việc làm đó là vi phạm phạm luật về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Luyện tập Bài 21 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong một số tình huống đơn giản.
- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.
3.1. Trắc nghiệm Bài 21 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 9 Bài 21 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Chị A thường xuyên đi lễ chùa để cầu nguyện một cuộc sống bình an, tốt đẹp.
- B. Chị X rất hào hứng tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên.
- C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
- D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
-
- A. Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc.
- B. Xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.
- C. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
- D. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
-
- A. thờ ơ, vô cảm.
- B. lên án, ngăn chặn.
- C. học tập, noi gương.
- D. khuyến khích, cổ vũ.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 21 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 9 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 155 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1a trang 157 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 1b trang 157 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2a trang 158 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2b trang 158 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Giải Câu hỏi mục 2c trang 158 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 1 trang 159 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 2 trang 160 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 3 trang 160 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Luyện tập 4 trang 160 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 1 trang 160 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Vận dụng 2 trang 160 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST
Hỏi đáp Bài 21 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!