Luyện tập 2 trang 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao?
a. N hay tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.
b. D kiên quyết từ chối in tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c. Là cán bộ một cơ quan nhà nước, ông A phát hiện quyết định của lãnh đạo có nhiều sai phạm nhưng vẫn giữ im lặng.
d. Chính quyền địa phương C đến trường học để lấy ý kiến đóng góp của học sinh về việc xây dựng một dự án cho trẻ em trên địa bàn.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 2
Phương pháp giải:
Em đọc các ý kiến dựa vào hiểu biết để giải thích các ý kiến:
- Trường hợp a. Đồng tình vì hành vi của N là đúng.
- Trường hợp b. Đồng tình vì hành vi của D là đúng.
- Trường hợp c. Không đồng tình vì hành vi của ông A là sai, không làm tròn trách nhiệm của một cán bộ nhà nước.
- Trường hợp d. Đồng tình về việc làm của chính quyền địa phương C là đúng.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp a. Đồng tình vì hành vi của N là đúng. Chia sẻ, bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước là việc làm giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước.
- Trường hợp b. Đồng tình vì hành vi của D là đúng. Các tài liệu có nội dung tiêu cực về bộ máy nhà nước thường được các đối tượng phản động sử dụng để chống phá Nhà nước, đây là hành vi pháp luật nghiêm cấm, D từ chối in tài liệu là từ chối tiếp tay cho những hành vi xấu.
- Trường hợp c. Không đồng tình vì hành vi của ông A là sai, không làm tròn trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Việc ông A giữ im lặng, không góp ý khiến lãnh đạo cơ quan không nhận ra sai phạm trong quyết định của mình để thu hổi, thay đổi. Điều đó có thể gây nên những hậu quả xấu về nhiều mặt, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Cơ quan và lợi ích của nhân dân.
- Trường hợp d. Đồng tình về việc làm của chính quyền địa phương C là đúng. Việc xây dựng dự án cho trẻ em nên xuất phát từ lợi ích, mong muốn của trẻ em. Khi lấy ý kiến của học sinh vào hoạt động đó sẽ phát huy được quyền làm chủ của các em đối với những vấn đề quan trọng có liên quan đến bản thân.
-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247
-
Em hãy xử lý các tình huống sau:
bởi hai trieu 24/10/2022
- Tình huống a. Để chuẩn bị triển khai dự án xây dựng trung tâm huấn luyện thể dục - thể thao cho thanh thiếu niên trên địa bàn, chính quyền tỉnh A đã quyết định tổ chức các cuộc họp và phát phiếu điều tra thu thập ý kiến của học sinh tại các trường học. Tuy nhiên, khi lớp của S tổ chức họp để thu thập ý kiến thì một số bạn tỏ thái độ thờ ơ, liên tục giục lớp trưởng kết thúc cuộc họp sớm để làm việc riêng. S cảm thấy các bạn làm như vậy là không đúng nhưng không biết nên làm như thế nào để các bạn hiểu và thay đổi thái độ.
Nếu là S, em sẽ làm gì?
- Tình huống b. Gần đây, K bị ảnh hưởng từ một số đối tượng xấu trên mạng nên có những suy nghĩ và lời nhận xét không tốt, sai sự thật về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bạn cùng lớp của K là H không đồng tình với việc làm của K nên muốn giúp K thay đổi nhận thức theo hướng tích cực và có cách ứng xử đúng. Tuy nhiên, H chưa tìm ra cách thích hợp để giúp đỡ K.
Nếu là H, em sẽ làm gì để giúp K?
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Luyện tập 1 trang 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Luyện tập 3 trang 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 1 trang 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Vận dụng 2 trang 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức
Giải bài tập 1 trang 64 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 2 trang 65 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 3 trang 66 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 4 trang 66 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT
Giải bài tập 5 trang 67 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT