Giải bài 2 tr 42 sách GK GDCD LỚP 11
Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa.
Gợi ý trả lời bài 2
Tùy theo các căn cứ khác nhau, người ta chia cạnh tranh thành các loại:
- Cạnh tranh giữa người bán với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.
- Ví dụ: Trên cùng một khu phố có nhiều người cùng mở hiệu cắt tóc, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng, theo đó giành nhiều lợi nhuận hơn người khác. Muốn vậy họ phải nâng cao tay nghề, thái độ phục vụ tố, địa điểm thuận lợi, giá thấp để được khách lựa chọn.
- Cạnh tranh giữa người mua với nhau: thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.
- Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa hấu, bưởi, dừa hình thỏi vàng, hình ông tiên,… nhưng những loại hoa quả tạo hình như thế có rất ít mà người muốn mua lại rất đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá cao hơn.
- Cạnh tranh giữa các ngành: là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau.
- Giả sử trong xã hội có ba ngành sản xuất A, B, C cùng canh tranh với nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận, muốn vậy họ phải di chuyển các yếu tố của sản xuất từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao. Nhưng việc di chuyển này chỉ có thể thực hiện khi có những điều kiện như giao thông vận tải phải phát triển; việc cho vay vốn của ngân hàng được đảm bảo và việc cung ứng máy móc, thiết bị kĩ thuật công nghệ cho ngành mới phải sẵn sàng. Để tối đa hóa lợi nhuận, các ngành A, B, C tất yếu phải cạnh tranh với nhau. Thực chất cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh giành giật các điều kiện sản xuất, kinh doanh có lợi nói trên giữa các ngành A, B, C với nhau.
- Cạnh tranh trong nước với nước ngoài: Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, gắn với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…
-- Mod GDCD 11 HỌC247
-
Khi Việt Nam là thành viên của WTO thì mức độ tính chất của loại cạnh tranh nào diễn ra quyết liệt?
bởi Khanh Đơn 29/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cạnh tranh giữ vai trò như thế nào trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
bởi Vương Anh Tú 28/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khái niệm cạnh tranh xuất hiện từ khi nào?
bởi Lan Anh 28/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Gia đình L vừa buôn bán tạp hóa, vừa làm nông trại chăn nuôi bò. L tốt nghiệp trường đại học thương mại nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Nếu là bạn của L, em sẽ khuyên bạn chọn phương án nào dưới đây để phù hợp với điều kiện của gia đình và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất?
bởi Nguyễn Vân 29/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là để làm gì?
bởi lê Phương 28/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho biết mặt hạn chế của cạnh tranh.
bởi Pham Thi 29/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh?
bởi Ngoc Son 28/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, cạnh tranh là cách gọi tắt của cụm từ nào?
bởi Van Dung 28/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn đáp án đúng
bởi nguyễn yến nhi 26/12/2021
Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm
A. đầu cơ tích trữ nâng giá . B. hủy hoại môi trường.
C. khai thác cạn kiệt tài nguyên. D. giành nguồn nguyên liệu thuận lợi.
Câu 2: Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?
A. Thời gian lao động của anh B. B. Thời gian lao động thực tế.
C. Thời gian lao động cá biệt. D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hành vi xả nước thải chưa xử lí ra sông của Công ty V trong hoạt động sản xuất thể hiện mặt hạn chế nào trong cạnh tranh?
bởi Hy Vũ 15/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạng di động A khuyến mãi giảm 50% giá trị thẻ nạp, một tuần sau mạng B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào của thị trường?
bởi Naru to 16/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bên cạnh những thuận lợi thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp. Khó khăn, thách thức đó là gì?
bởi Hoa Hong 15/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu nào?
bởi minh dương 16/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để phân biệt canh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh, cần dựa vào những tiêu chí nào?
bởi Huy Tâm 16/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Việc sản xuất và kinh doanh hàng giả là mặt hạn chế nào của cạnh tranh?
bởi Lê Thánh Tông 16/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những người sản xuất kinh doanh đua nhau cải tiến máy móc hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động là thể hiện mặt tích cực nào của cạnh tranh?
bởi Bao Nhi 16/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức là cạnh tranh như thế nào?
bởi Anh Thu 15/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mọi sự cạnh tranh diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với các mặt tích cực là hình thức cạnh tranh như thế nào?
bởi Anh Trần 16/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hành vi gây rối doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực thuộc loại cạnh tranh nào?
bởi Nguyễn Thị Trang 15/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời