Nhằm giúp các em tìm hiểu về tình hình phát triển ngành du lịch và phát triển khu vục Đông Nam Á HOC247 xin giới thiệu bài giảng của Bài 13: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động du lịch và kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Nam Á trong chương trình SGK Địa lí 11 Cánh diều. Đồng thời, nội dung của bài còn giúp các em rèn luyện kỹ năng xử lý số lieu và vẽ biểu đồ. Mời các em cùng tham khảo!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
- Một số dụng cụ học tập: bút, thước kẻ, máy tính (nếu cần)....
- Thu thập tư liệu về hoạt động du lịch và xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
1.2. Nội dung thực hành
1.2.1. Hoạt động du lịch
a) Dựa vào bảng 13, hãy tính tỉ lệ đóng góp của du lịch và lữ hành trong tổng GDP của khu vực Đông Nam Á qua các năm.
b) Từ bảng 13 và số liệu đã tính toán kết hợp các tư liệu thu thập được, hãy truyền đạt thông tin về hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á.
Bảng 1. Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2005-2019
(Nguồn: UNWTO, 2007, 2016, 2020)
1.2.2. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
a) Dựa vào bảng 11.5, hãy vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 - 2020
b) Từ biểu đồ đã vẽ, bảng 11.5 và các tư liệu thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền đạt thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015-2020
(Đơn vị: tỉ USD)
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021)
1.3. Gợi ý thu thập tư liệu
- Niên giám Thống kê Việt Nam 2021.
- Website của Tạp chí Đông Nam Á: https://tapchidongnama.vn
1.4. Mẫu tham khảo
1.4.1. Hoạt động du lịch
a. Tính tốc độ tăng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.
b. Hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á
- Cùng với việc mọi người dần thoát ra khỏi đại dịch COVID-19, ngành du lịch khu vực Đông Nam Á cũng bắt đầu hồi phục nhanh chóng.
- Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế nhanh nhất toàn cầu.
- Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2019 Đông Nam Á đã tiếp đón 137 triệu lượt khách quốc tế và gần 1 tỷ lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch năm 2019 so với năm 2005 đạt 280,9%, doanh thu du lịch tăng 436,7%. Ngành du lịch chiếm 12,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á, khoảng 42 triệu người hoạt động trong ngành du lịch.
- Tuy nhiên, tăng trưởng với tốc độ nhanh của ngành du lịch cũng gây nên các vấn đề môi trường. Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2017, số lượng du khách đến địa điểm du lịch nổi tiếng đảo Boracay của Philippines tăng 160%. Hệ thống thoát nước và quản lý chất thải trên đảo quá tải khiến đảo Boracay phải đóng cửa nửa năm trong năm 2018, tạm ngừng tiếp đón du khách để giúp môi trường nghỉ ngơi.
- ASEAN nhận thức được việc quy hoạch và quản lý ngành du lịch không tốt sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực về sau đối với cộng đồng và môi trường địa phương, nên đã bắt đầu nỗ lực thúc đẩy rộng rãi sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Chẳng hạn, tầm nhìn của "Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN 2016-2025" là đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao. ASEAN cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy rộng rãi phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, bao trùm và cân bằng, đóng góp quan trọng vào phúc lợi kinh tế-xã hội của người dân Đông Nam Á.
1.4.2. Hoạt động xuất, nhập khẩu
a. Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015-2020
b. Nhận xét
- Về hoạt động xuất khẩu:
+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.
+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.
+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.
- Về hoạt động nhập khẩu:
+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.
+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.
Luyện tập Bài 13 Địa lí 11 Cánh diều
Học xong bài này các em cần biết: Vẽ được biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích bảng số liệu và truyền đạt được thông tin địa lí về hoạt động du lịch; xuất, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
2.1. Trắc nghiệm Bài 13 Địa lí 11 Cánh diều
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 11 Cánh diều Phần 2 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Có tiềm năng lớn
- B. Có vai trò ngày càng quan trọng
- C. Trước đại dịch COVID-19, số khách du lịch và doanh thu du lịch đều tăng qua các năm
- D. Du lịch chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của hầu hết các nước
-
- A. Giá thành du lịch rẻ
- B. Cơ sở vật chất - kĩ thuật rất phát triển
- C. Có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc
- D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,..
-
- A. Hàng nông sản, thuỷ sản, khoáng sản, dệt may,...
- B. Máy móc, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng,... nên lầu guộc hạch
- C. Hàng chế biến chế tạo, khoáng sản, hàng tiêu dùng, linh kiện,... dùng, linh kiên
- D. Dầu mỏ, gỗ và sản phẩm từ gỗ, hoá chất, ô tô,.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK Bài 13 Địa lí 11 Cánh diều
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 11 Cánh diều Phần 2 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.
Hỏi đáp Bài 13 Địa lí 11 Cánh diều
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 11 HỌC247