Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 10 Bài 25 Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thuỷ sản sẽ giúp các em có thể hiểu bài nhanh hơn và phương pháp học tốt hơn.
-
Mở đầu trang 73 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có đặc điểm gì? Sự phát triển, phân bố của hai ngành đó trên thế giới như thế nào?
-
Câu hỏi mục 1b trang 73 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dựa vào thông tin trong các mục a và b, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp.
-
Câu hỏi mục 1c trang 74 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dựa vào thông tin trong mục c và hình 25.1, hãy trình bày hoạt động trồng rừng và khai thác rừng trên thế giới.
Hình 25.1. Bản đồ diện tích rừng trên thế giới và sản lượng gỗ tròn của một số nước, năm 2019
-
Câu hỏi mục 2b trang 74 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dựa vào thông tin trong mục a, b, hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành thuỷ sản.
-
Câu hỏi mục 2c trang 75 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dựa vào thông tin trong mục c và hình 25.2, hãy trình bày hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới.
Hình 25.2. Bản đồ sản lượng thuỷ sản của một số nước trên thế giới, năm 2019
-
Luyện tập trang 75 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dựa vào hình 25.1, hãy sắp xếp thứ tự 5 quốc gia có sản lượng gỗ tròn khai thác lớn nhất năm 2019.
Hình 25.1. Bản đồ diện tích rừng trên thế giới và sản lượng gỗ tròn của một số nước, năm 2019
-
Vận dụng trang 75 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Tìm hiểu và kể tên các nước nhập khẩu nhiều thuỷ sản của nước ta.
-
Giải bài tập 1 mục I trang 63 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Lựa chọn đáp án đúng.
1.1. Trong các vai trò dưới đây của ngành lâm nghiệp, vai trò nào có ý nghĩa trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu?
A. Chống xói mòn đất.
B. Điều tiết lượng nước trong đất.
C. Giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển.
D. Bảo tồn đa dạng sinh học.
1.2. Đặc điểm mang tính chất đặc thù của ngành lâm nghiệp là
A. chu kì sinh trưởng dài, phát triển chậm.
B. sinh trưởng trong không gian rộng.
C. sinh trưởng trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên phức tạp.
D. chỉ sinh trưởng ở một số tháng trong năm.
1.3. Các quốc gia có sản lượng gỗ tròn khai thác trên 200 triệu m3 (năm 2019) là
A. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Bra-xin, Liên bang Nga.
B. Trung Quốc, Ca-na-đa, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Phần Lan.
C. Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Bra-xin, Ê-ti-ô-pi-a, Liên bang Nga.
D. Liên bang Nga, Bra-xin, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Phần Lan.
1.4. Các quốc gia có diện tích rừng lớn nhất thế giới năm 2019 là
A. Liên bang Nga, Phần Lan, Bra-xin, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a.
B. Liên bang Nga, Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin.
C. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc.
D. Ca-na-đa, Hoa Kỳ, Bra-xin, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a.
-
Giải bài tập 2 mục I trang 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
-
Giải bài tập 3 mục I trang 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Vẽ biểu đồ theo bảng số liệu. Nhận xét.
-
Giải bài tập 1 mục II trang 64 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Lựa chọn đáp án đúng.
1.1. Loài thuỷ sản chiếm tới 85 - 90% sản lượng thuỷ sản khai thác của thế giới là
A. cá
B. tôm.
C. cua.
D. mực.
1.2. Sản lượng thuỷ sản khai thác của thế giới ngày càng tăng nhờ
A. lượng thuỷ sản trong các biển và đại dương thế giới ngày càng dồi dào.
B. nhu cầu tiêu thụ lớn trong khi sản lượng thuỷ sản nuôi trồng giảm sút.
C. nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, công nghệ đánh bắt ngày càng tiến bộ.
D. số lượng tàu đánh bắt và nhân công ngày càng đông đảo.
1.3. Bốn quốc gia có sản lượng thuỷ sản đánh bắt lớn nhất thế giới năm 2019 là
A. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Liên bang Nga.
B. Hoa Kỳ, Chi-lê, Liên bang Nga, Ca-na-đa.
C. Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Anh.
D. Pê-ru, Nhật Bản, Băng-la-đét, Phi-líp-pin.
1.4. Bốn quốc gia có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất thế giới năm 2019 là
A. Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ác-hen-ti-na, Ấn Độ.
B. Trung Quốc, Na Uy, Băng-la-đét, Liên bang Nga.
C. Ca-na-đa, Ai Cập, Na Uy, Phi-líp-pin.
D. Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
-
Giải bài tập 2 mục II trang 65 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT
Các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ do phụ thuộc vào nguồn nước và khí hậu.
b) Đóng góp của ngành thuỷ sản vào GDP của thế giới có xu hướng giảm.
c) Trong cơ cấu ngành thuỷ sản, hoạt động đánh bắt ngày càng quan trọng hơn nuôi trồng.
d) Hoạt động đánh bắt thuỷ sản trên biển góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền an ninh của quốc gia.
e) Sản xuất thuỷ sản vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp, vừa có tính chất của ngành sản xuất công nghiệp.
g) Hoạt động khai thác thuỷ sản có thể tiến hành trên tất cả các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Trong khi đó, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chỉ có thể tiến hành ở các vùng nước ngọt.