Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 247672
Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì A và Q trong ΔU=Q+A phải có giá trị nào sau đây?
- A. Q < 0, A > 0
- B. Q > 0, A < 0
- C. Q > 0, A > 0
- D. Q < 0, A < 0
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 247675
Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ. Khi lò xo bị nén 4 cm thì thế năng đàn hồi của hệ là
- A. 800 J
- B. 0,08 J
- C. 8 N.m
- D. 8 J
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 247681
Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng tăng 2.105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 5.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là:
- A. 2.105 Pa, 8 lít
- B. 4.105 Pa, 12 lít
- C. 4.105 Pa, 9 lít
- D. 2.105 Pa, 12 lít
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 247687
Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích là
- A. 7 lít
- B. 8 lít
- C. 9 lít
- D. 10 lít
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 247689
Phân loại chất rắn theo các cách nào dưới đây?
- A. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- B. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình
- C. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể
- D. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 247691
Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
- A. có nhiệt độ nóng chảy không xác định
- B. có dạng hình học xác định
- C. có cấu trúc tinh thể
- D. có tính dị hướng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 247694
Một vật m = 1 kg rơi từ O không vận tốc đầu ở độ cao 120 m xuống mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tính thế năng của vật so với mặt đất.
- A. 120J
- B. 200J
- C. 1100J
- D. 1200J
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 247696
Xác định độ cao mà tại đó vật có động năng bằng hai thế năng?
- A. 10 m
- B. 20 m
- C. 30 m
- D. 40 m
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 247698
Chất khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất 0,8 atm và nhiệt độ 500C. Sau khi bị nén thể tích giảm đi 3 lần và áp suất tăng lên tới 5 atm. Tính nhiệt độ của khối khí cuối quá trình.
- A. 673K
- B. 573K
- C. 473K
- D. 373K
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 247699
Giữ nguyên nhiệt độ, áp suất ở trạng thái 1, với thể tích không đổi để áp suất tăng lên tới 1 atm thì nhiệt độ lúc này là bao nhiêu?
- A. 103,75K
- B. 203,75K
- C. 303,75K
- D. 403,75K
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 247702
Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên đó là vì
- A. số lượng phân tử tăng
- B. phân tử khí chuyển động nhanh hơn
- C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn
- D. khoảng cách giữa các phân tử tăng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 247703
Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Bôilơ Mariốt?
- A. p∼1/V
- B. V∼1/p
- C. V∼p
- D. p1/V1=p2/V2
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 247705
Câu nào sai trong các câu sau? Động năng của vật không đổi khi vật
- A. chuyển động thẳng đều
- B. chuyển động với gia tốc không đổi
- C. chuyển động tròn đều
- D. chuyển động cong đều.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 247707
Đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
- A. Thể tích
- B. Khối lượng
- C. Nhiệt độ tuyệt đối
- D. Áp suất
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 247709
Đặc điểm và tính chất nào dưới đây có liên quan đến chất rắn vô định hình?
- A. Có dạng hình học xác định
- B. Có cấu trúc tinh thể
- C. Có tính dị hướng
- D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 247711
Trong hệ tọa độ (p,T) thì đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
- A. Đường hypebol
- B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ
- C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
- D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 247714
Một vật nhỏ khối lượng 1 kg bắt đầu chuyển động thẳng, nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Sau 10s vật đạt vận tốc 5 m/s. Tính gia tốc chuyển động của vật.
- A. 0,7m/s2
- B. 5m/s2
- C. 0,4m/s2
- D. 0,5m/s2
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 247719
Tính độ lớn động lượng của vật sau 15 s kể từ khi bắt đầu chuyển động. Biết vật vẫn giữ gia tốc chuyển động như câu 17 trên.
- A. p = 7,5 kg.m/s
- B. p = 7,8 kg.m/s
- C. p = 8,5 kg.m/s
- D. p = 1,5 kg.m/s
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 247726
Từ điểm M (có độ cao so với mặt đất bằng 1,5 m) ném lên một vật với vận tốc đầu 10 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 1 kg. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Tính cơ năng của vật.
- A. 35J
- B. 45J
- C. 55J
- D. 65J
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 247732
Tính độ cao cực đại mà vật ở câu 19 trên lên tới (so với mặt đất).
- A. 6,5m
- B. 5,5m
- C. 4,5m
- D. 3,5m
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 247737
Giả sử ngay khi vật lên tới độ cao cực đại thì được cung cấp vận tốc 10m/s thẳng đứng, hướng xuống. Tính tốc độ của vật trên ngay trước khi chạm đất.
- A. v = 15,11 m/s
- B. v = 25,17 m/s
- C. v = 11,17 m/s
- D. v = 15,17 m/s
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 247757
Thế năng của vật nặng 2 kg ở đáy một giếng sâu 10 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc g = 10 m/s2
- A. -100 J
- B. 100 J
- C. 200 J
- D. -200 J
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 247761
Chọn phát biểu sai. Động năng của một vật sẽ không đổi khi vật
- A. chuyển động với gia tốc không đổi
- B. chuyển động tròn đều
- C. chuyển động thẳng đều
- D. chuyển động với vận tốc không đổi
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 247770
Phát biểu nào sau đây không đúng về công và công suất?
- A. công cơ học là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số
- B. công suất được dùng để biểu thị tốc độ thực hiện công của một vật
- C. những lực vuông góc với phương dịch chuyển thì không sinh công
- D. công suất được đo bằng công sinh ra trong thời gian t
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 247774
Kết luận nào sau đây nói về cơ năng là không đúng ?
- A. cơ năng của một vật là năng lượng trong chuyển động cơ của vật tạo ra
- B. cơ năng của một vật là năng lượng của vật đó có thể thực hiện được
- C. cơ năng của một vật bao gồm tổng động năng chuyển động và thể năng của vật
- D. cơ năng của một vật có gía trị bằng công mà vật có thể thực hiện được
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 247784
Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một sợi dây hợp với phương ngang góc 30o. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lưc đó khi hòm trượt 20 m bằng
- A. 2400 J
- B. 2866 J
- C. 2598 J
- D. 1762 J
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 247789
Một vật có khối lựng 3kg, rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2. Trong thời gian 1,2 s, trọng lực thực hiện một công là
- A. 274,6 J
- B. 216 J
- C. 69,15 J
- D. -69,15 J
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 247798
Một vật có khối lượng 0,5 kg, trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5 m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực do tường tác dụng có độ lớn bằng
- A. 1750 N
- B. 175 N
- C. 17,5 N
- D. 1,75 N
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 247802
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen ngẫu lực có độ lớn là
- A. 2 N.m
- B. 1 N.m
- C. 100 N.m
- D. 0,5 N.m
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 247809
Từ một điểm M có ở độ cao 0,8 m so với mặt đất, ném một vật với vận tốc đầu 2 m/s. Biết khối lượng của vật m = 0,5 kg, lấy g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng ở mặt đất, cơ năng của vật bằng bao nhiêu ?
- A. 4 J
- B. 1 J
- C. 5 J
- D. 8 J
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 247812
Chọn khẳng đinh đúng về công suất.
- A. một động cơ có công suất 5 kW/h, có nghĩa là động cơ thực hiện một công là 5KJ trong thời gian 5 giờ
- B. công suất của một động cơ đặc trưng cho khả năng thực hiện công của động cơ ấy trong một đơn vị thời gian
- C. công suất của một đại lượng véc tơ vì nó bằng tích lực và vận tốc
- D. tất cả các khẳng định trên đều sai
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 247816
Chọn khẳng định sai về công suất.
- A. khi vận tốc bằng vận tốc trung bình thì công suất là công suất trung bình
- B. khi vận tốc bằng vận tốc tức thời thì công suất là công suất tức thời
- C. vì P = Fv nên công suất có giá trị không đổi thì F và v tỉ lệ thuận với nhau
- D. P=A/t, nếu A mang giá trị dương thì P mang giá trị dương
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 247818
Chọn khẳng định sai về công cơ học.
- A. công của trọng lực phụ thuộc vào dạng quỹ đạo, luôn luôn bằng tích của trọng lực với chiều dài quỹ đạo
- B. công của trọng lực là một đại lượng vô hướng, không phụ thuộc vào dạng của quỹ đạo, mà luôn bằng tích của trọng lực với hiệu hai độ cao của hai đầu quỹ đạo
- C. nếu vật chuyển động từ vị trí thấp lên vị trí cao, công của trọng lực đạt giá trị âm và ngược lại
- D. khi chọn hệ quy chiếu trên mặt đất so với chiều dương là chiều của véc tơ trọng lực, nếu vật chuyển động từ vị trí cao xuống vị trí thấp, công của trọng lực đạt giá trị dương và ngược lại
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 247819
Công có thể biểu thị bằng tích của
- A. năng lượng và khoảng thời gian
- B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
- C. lực và quãng đường đi được
- D. lực và vận tốc
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 247822
Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên
- A. công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0
- B. xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0
- C. xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0
- D. công của trọng lực đặt vào vật bằng 0
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 247825
Một vật có khối lượng m = 2kg đang nằm yên trên một mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Dưới tác dụng của lực 5N, vật chuyển động và đi được 10 m. Vận tốc của vật ở cuối chuyển dời ấy bằng
- A. 25 m/s
- B. 7,07 m/s
- C. 15 m/s
- D. 50 m/s
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 247829
Một người kéo đều một thùng nước có khối lượng 15 kg từ giếng sâu 8 m lên trong 20 s. Công và công suất của người ấy là
- A. 1600 J; 800 W
- B. 800 J; 400 W
- C. 1000 J; 500 W
- D. 1200 J; 60 W
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 247833
Môt vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2 m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật chạm dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bằng bao nhiều ? Voi va chạm giữa hai vật là va chạm mềm
- A. 3 m/s
- B. 2 m/s
- C. 1 m/s
- D. 4 m/s
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 247835
Một vật có khối lượng m = 500 g, chuyển động thẳng theo chiều âm trục tọa độ x với vận tốc 43,3 km/h. Động lượng của vật có giá trị là
- A. 6 kg.m/s
- B. -3 kg.m/s
- C. 21,6 kg.m/s
- D. 3 kg.m/s
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 247838
Một hòn đá được nắm xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kg.m/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượng khi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (bỏ qua sức cản không khí)
- A. 3 kg.m/s
- B. 4 kg.m/s
- C. 2 kg.m/s
- D. 1 kg.m/s