Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 247390
Vật có khối lượng m1 = 3 kg đang chuyển động đều với vận tốc v1 = 5 m/s đến va chạm với vật m2 = 2 kg đang đứng yên. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc. Độ lớn vận tốc hai vật sau va chạm là:
- A. 3 m/s
- B. 2 m/s
- C. 2,5 m/s
- D. 1,7 m/s
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 247395
Dưới tác dụng của lực kéo F có độ lớn 5 N vật đi được quãng đường s = 2 m theo hướng của lực F. Công của lực F có độ lớn là:
- A. 2 J
- B. 5 J
- C. 2,5 J
- D. 10 J
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 247400
Thế năng đàn hồi của vật được xác định theo công thức:
- A. Wt=1/2k(Δl)
- B. Wt=1/2k(Δl)2
- C. Wt=k(Δl)2
- D. Wt=k(Δl)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 247405
Chọn câu đúng nhất. Đơn vị của động năng là:
- A. J
- B. N
- C. kgm/s
- D. m/s
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 247406
Chất rắn có tính chất nào sau đây?
- A. Có thể nén được dễ dàng
- B. Không có thể tích riêng
- C. Có hình dạng riêng xác định
- D. Không có hình dạng riêng xác định
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 247410
Một xilanh chứa 100 cm3 khí ở 2 atm. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 80 cm3. Coi nhiệt độ của quá trình nén khí không thay đổi, áp suất của khí trong xilanh khi đó là:
- A. .1,8 atm
- B. 1,6 atm
- C. 2,4 atm
- D. 2,5 atm
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 247414
Một lượng khí ở nhiệt độ 27oC có áp suất 2 atm. Người ta đun nóng đẳng tích lượng khí đó đến nhiệt độ 54oC, áp suất khí khi đó là:
- A. 4,00 atm
- B. 2,18 atm
- C. 3,75 atm
- D. 2,85 atm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 247416
Nhiệt lượng mà vật tỏa ra hay thu vào khi thay đổi nhiệt độ được tính theo công thức:
- A. Q=mc
- B. Q=mΔt
- C. Q=mcΔt
- D. Q=cΔt
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 247420
Một chất lỏng có hệ số căng bề mặt là σ. Lực căng bề mặt chất lỏng tác dụng lên đoạn đường có chiều dài l trên bề mặt chất lỏng được xác định theo công thức:
- A. f=σl
- B. f=σ/l
- C. f=l/σ
- D. f=σ+l
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 247425
Theo nguyên lí I nhiệt động lực học ΔU=Q+A. Quy ước dấu:
Q > 0: Hệ nhận nhiệt lượng
Q < 0: Hệ truyền nhiệt lượng
A > 0: Hệ nhận công
A < 0: Hệ thực hiện công
Quá trình nào sau đây diễn tả quá trình biến thiên nội năng khi hệ nhận công và truyền nhiệt lượng:
- A. ΔU=Q+A khi Q > 0 và A > 0
- B. ΔU=Q+A khi Q > 0 và A < 0
- C. ΔU=Q+A khi Q < 0 và A > 0
- D. ΔU=Q+A khi Q < 0 và A < 0
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 247429
Chất rắn kết tinh có đặc điểm, tính chất nào sau đây?
- A. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định
- B. Có cấu trúc tinh thể
- C. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định
- D. Không có dạng hình học xác định
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 247435
Độ nở dài của vật rắn hình trụ được xác định theo công thức:
- A. Δl=l0/αΔt
- B. Δl=αΔt
- C. Δl=αl0Δt
- D. Δl=αl0/Δt
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 247539
Từ Mặt đất người ta bắn một vật có khối lượng m = 2 kg theo phương thẳng đứng đi lên với vận tốc ban đầu v0 = 25 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Chọn gốc thế năng tại Mặt đất, chiều dương hướng lên. Bỏ qua lực cản. Tính cơ năng của vật
- A. 625J
- B. 725J
- C. 825J
- D. 925J
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 247548
Tính độ cao cực đạia của vật ở câu 13 trên.
- A. 51,25m
- B. 21,25m
- C. 11,25m
- D. 31,25m
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 247558
Kể từ lúc bắn vật lên thì động năng của vật bằng thế năng của vật ở những thời điểm nào?
- A. 2,768
- B. 1,768s
- C. 9,768
- D. 0,768
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 247563
Nếu lực cản trung bình của không khí lên vật là 5,625 N thì vật đạt độ cao cực đại là bao nhiêu so với Mặt đất.
- A. 121(m)
- B. 11,1(m)
- C. 111(m)
- D. 11(m)
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 247573
Một lượng khí không đổi ở trạng thái (1) có áp suất 1 atm thực hiện quá trình biến đổi trạng thái qua 2 giai đoạn như đồ thị hình bên. Hãy xác định các thông số trạng thái (2).
- A. p=3atm; V=10(lit); T=6000K
- B. p=5atm; V=10(lit); T=6000K
- C. p=3atm; V=20(lit); T=6000K
- D. p=3atm; V=10(lit); T=60K
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 247582
Từ mặt đất, ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tìm độ cao cực đại của vật.
- A. 40m
- B. 30m
- C. 20m
- D. 10m
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 247586
Tìm vị trí của vật khi vận tốc có độ lớn 10 m/s.
- A. 11 m
- B. 17 m
- C. 12 m
- D. 15 m
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 247590
Kí hiệu A là công, Q là nhiệt lượng trong biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học. Quy ước dấu nào sau đây là đúng?
- A. Vật thực hiện công A < 0; vật truyền nhiệt lượng Q > 0.
- B. Vật nhận công A > 0; vật nhận nhiệt lượng Q > 0.
- C. Vật thực hiện công A > 0; vật truyền nhiệt lượng Q < 0.
- D. Vật nhận công A < 0; vật nhận nhiệt lượng Q < 0.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 247594
Trong các đại lượng sau, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
- A. Khối lượng
- B. Thể tích
- C. Áp suất
- D. Nhiệt độ tuyệt đối.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 247598
Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m, chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng thì khi lò xo dãn 3 cm thế năng đàn hồi của lò xo bằng
- A. 0,018 J
- B. 0,036 J
- C. 1,2 J
- D. 180 J
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 247604
Một vật nhỏ trọng lượng 2 N rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây đầu tiên bằng
- A. 4 kg.m/s
- B. 1 kg.m/s
- C. 0,5 kg.m/s
- D. 2 kg.m/s
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 247609
Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở độ cao z so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:
- A. Wt=gz
- B. Wt=mgz
- C. Wt=mz
- D. Wt=mgz2
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 247611
Chất nào sau đây là chất rắn kết tinh?
- A. Nhựa đường
- B. Chất béo
- C. Thủy tinh
- D. Muối ăn
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 247614
Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng
- A. tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được
- B. thương của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
- C. tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
- D. hiệu công và nhiệt lượng mà vật nhận được
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 247616
Nhận định nào sau đây về nhiệt lượng là sai?
- A. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
- B. Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.
- C. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
- D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 247619
Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là:
- A. m
- B. K
- C. 1/K
- D. 1/mK
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 247622
Nội năng của một vật bằng:
- A. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- B. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
- C. tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- D. tổng động lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 247626
Trong hệ tọa độ (p,V), đường đẳng nhiệt là:
- A. nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ
- B. đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- C. đường parabol
- D. đường hypebol
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 247627
Đơn vị của động lượng là:
- A. N/s
- B. N.m
- C. Nm/s
- D. kg.m/s
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 247633
Một vật có khối lượng m = 2 kg được thả rơi tự do từ độ cao h = 45 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tìm vị trí mà tại đó vật có động năng bằng nửa thế năng.
- A. h= 5 m
- B. h= 50 m
- C. h= 30 m
- D. h= 3 m
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 247638
Ở 27oC thể tích của một lượng khí lí tưởng là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 227oC khi áp suất không đổi là bao nhiêu?
- A. 40l
- B. 30l
- C. 20l
- D. 10l
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 247642
Quả cầu nhỏ có khối lượng m = 300g được treo vào điểm cố định O bằng dây treo nhẹ, không dãn có chiều dài 90 cm. Kéo quả cầu tới vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 600 rồi thả nhẹ cho chuyển động. Bỏ qua ma sát. Tìm lực căng của sợi dây khi dây treo có phương thẳng đứng.
- A. T = 1 N
- B. T = 3 N
- C. T = 5 N
- D. T = 6 N
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 247647
Một lốp ô tô chứa không khí ở 5 bar và 25oC. Khi xe chạy, lốp xe nóng lên làm cho nhiệt độ không khí trong lốp tăng lên tới 50oC. Lúc này áp suất trong lốp xe bằng:
- A. 5,42 bar
- B. 3,3 bar
- C. 4 bar
- D. 5,6 bar
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 247649
Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
- A. chỉ có lực hút
- B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút
- C. chỉ có lực đẩy
- D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 247652
Thực hiện công 100 J để nén khí trong xylanh và khí truyền ra môi trường một nhiệt lượng 20 J. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Nội năng của khí tăng 80 J
- B. Nội năng của khí tăng 120 J
- C. Nội năng của khí giảm 80 J
- D. Nội năng của khí giảm 120 J
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 247653
Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không đúng về chất rắn kết tinh?
- A. Có cấu trúc tinh thể
- B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định
- C. Có dạng hình học xác định
- D. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 247656
Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150 N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200 m có giá trị
- A. 51900 J
- B. 30000 J
- C. 15000 J
- D. 25980 J
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 247658
Người ta thả rơi tự do một vật 400 g từ điểm B cách mặt đất 20 m. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật tại C cách B một đoạn 5 m là
- A. 20 J
- B. 60 J
- C. 40 J
- D. 80 J