Câu hỏi (24 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 86070
Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô?
- A. Al2O3.
- B. Dung dịch HCl.
- C. Dung dịch Ca(OH)2.
- D. CaO.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 86071
Cho phản ứng hóa học: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
Hệ số của chất oxi hóa và hệ số của chất khử trong PTHH của phản ứng trên là:
- A. 1 và 1.
- B. 2 và 1.
- C. 1 và 2.
- D. 2 và 2.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 86072
Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
- A. H2S.
- B. O3.
- C. SO2.
- D. H2SO4.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 86073
Khí nào sau đây không cháy trong oxi không khí:
- A. CO
- B. CH4
- C. H2
- D. CO2
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 86074
Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
- A. H2S
- B. Al2S3
- C. O2
- D. SO2
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 86075
Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng: S + H2SO4 → 3SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này, tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là
- A. 1 : 2
- B. 2 : 1
- C. 1 : 3
- D. 3 ; 1
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 86076
Dãy đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
- A. S, Br2, Cl2
- B. Cl2, O3, S
- C. Na, F2, S
- D. Br2, O2, Ca
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 86077
Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)
Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?
- A. Phản ứng (1): SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
- B. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
- C. Phản ứng (2): SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
- D. Phản ứng (1): Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 86078
Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và tác dụng với khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại?
- A. Fe.
- B. Cu
- C. Zn
- D. Ag
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 86079
Đặc điểm nào dưới đây không là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I)?
- A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm electron
- B. Có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất
- C. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hiđro
- D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 86080
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2):
- A. Ở điều kiện thường là chất khí
- B. Có tính oxi hóa mạnh
- C. Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
- D. Tác dụng mạnh với nước
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 86081
Trong PTN, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
- A. NaCl.
- B. KClO3.
- C. HCl.
- D. KMnO4.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 86082
Chọn câu đúng trong các câu sau:
- A. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với một loại gốc axit.
- B. Clorua vôi là muối tạo bởi hai kim loại liên kết với một loại gốc axit.
- C. Clorua vôi là muối tạo bởi một kim loại liên kết với hai loại gốc axit.
- D. Clorua vôi không phải là muối
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 86083
Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
- A. HCl.
- B. HF.
- C. HNO3.
- D. H2SO4.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 86084
Dãy axit nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
- A. HCl, HBr, HI, HF.
- B. HI, HBr, HCl, HF.
- C. HBr, HI, HF, HCl.
- D. HF, HCl, HBr, HI.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 86085
Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
- A. NaCl
- B. NaF
- C. NaI
- D. NaBr
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 86086
Để làm sạch khí clo khi điều chế từ MnO2 và HCl đặc, cần dẫn khí thu được lần lượt qua các bình rửa khí:
- A. (1) chứa H2SO4 đặc và (2) chứa dung dịch NaCl.
- B. (1) chứa dung dịch NaCl và (2) chứa H2SO4 loãng.
- C. (1) chứa dung dịch NaCl và (2) chứa H2SO4 đặc.
- D. (1) chứa H2SO4 đặc và (2) chứa nước cất.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 86087
- Cho 0,2 mol HCl tác dụng hoàn toàn với MnO2 thu được V1 lít khí X có màu vàng lục.
- Cũng cho 0,2 mol HCl tác dụng hoàn toàn với KMnO4, thu được V2 lít khí X.
So sánh V1 và V2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) :
- A. V1 > V2
- B. V1 = V2
- C. V1 < V2
- D. Không xác định được.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 86088
Cho các sơ đồ phản ứng:
Zn + HCl → Khí A + ...
KMnO4 + HCl → Khí B + ...
KMnO4 → Khí C + ...
Các khí sinh ra (A, B, C) có khả năng phản ứng với nhau là :
- A. A và B, B và C.
- B. A và B, A và C.
- C. A và C, B và C.
- D. A và B, B và C, A và C.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 86089
Chất nào không được dùng để làm khô khí clo ?
- A. H2SO4 đặc.
- B. CaCl2 khan.
- C. CaO rắn.
- D. P2O5.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 86090
Có sơ đồ biến đổi hoá học sau:
MnO2 → Cl2 → HCl → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → CuSO4
Viết phương trình hoá học biểu diễn cho mỗi biến đổi trên và ghi rõ điều kiện phản ứng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 86091
Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1M tạo thành dung dịch A. Tính khối lượng muối có trong A.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 86092
Cho hỗn hợp X gồm 11,8 gam Cu và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được 8,96 lít khí SO2(đktc,không còn sản phẩm khử nào khác).
a, Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b, Tính thành phần phần trăm mỗi chất có trong hỗn hợp X.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 86093
Chia a gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H2(đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch H2SO4 98% ,đun nóng thu được V lít H2S (sản phẩm khử duy nhất ,đktc).
Tính V, m.