Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 418825
Nếu ghép 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3 (V) thành một bộ nguồn, thì bộ nguồn không thể có giá trị suất điện động nào?
- A. 3 (V)
- B. 5 (V)
- C. 9 (V)
- D. 6 (V)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 418828
Một nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, khi điện trở mạch ngoài là R1 = 2Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 = 2A. Khi điện trở mạch ngoài là R2 = 3Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài là 4,5 V. Giá trị của E và r là:
- A. E = 6V; r = 0,5Ω
- B. E = 4,5V, r = 1Ω
- C. E = 6V; r = 1Ω
- D. E = 4V; r = 0,5Ω
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 418831
Một bóng đèn loại 3V – 6W mắc vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E = 3 (V) và điện trở trong r = 0,5 (Ω). Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn có giá trị
- A. 2,25 (V).
- B. 2 (V).
- C. 3 (V).
- D. 1,5 (V).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 418833
Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng điện phân
- A. Mạ điện, đúc điện.
- B. Luyện nhôm.
- C. Điều chế Clo.
- D. Khoan cắt kim loại.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 418835
Các vật liệu ở trạng thái siêu dẫn khi đã có sự giảm đột ngột về 0 của
- A. Điện trở suất.
- B. Nhiệt độ tuyệt đối.
- C. Năng lượng.
- D. Nhiệt dung riêng.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 418855
Có 3 điện trở R1 = 2 Ω; R2 = 3 Ω; R3 = 6 Ω. Chọn cách mắc để được bộ điện trở tương đương có giá trị lớn nhất trong các cách mắc sau.
- A. R3 nối tiếp cụm (R2 // R1)
- B. R1 nối tiếp cụm (R2 // R3 )
- C. R1 // cụm (R2 nối tiếp R3 )
- D. 3 điện trở song song
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 418857
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với.
- A. Cường độ dòng điện trong mạch
- B. Hiệu điện thế hai đầu vật dẫn
- C. Thời gian dòng điện chạy qua mạch
- D. Nhiệt độ của vật dẫn trong mạch
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 418860
Một bàn là dùng điện 220V. Thay đổi giá trị điện trở của cuộn dây trong bàn là để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi bằng cách
- A. giảm 4 lần.
- B. tăng gấp đôi.
- C. giảm 2 lần.
- D. tăng 4 lần.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 418862
Một vật dẫn khi có dòng điện chạy qua , đại lượng đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt trên vật dẫn là:
- A. Công suất tỏa nhiệt
- B. Công của dòng điện
- C. Điện năng tiêu thụ
- D. Nhiệt lượng tỏa ra
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 418864
Điện phân một dung dịch bằng bình điện phân có hiện tượn dương cực tan với dòng điện 8A trong 16 phút 5 giây thì được 2,56 (g) chất giải phóng ở điện cực, biết hóa trị chất đó là 2. Kim loại dùng làm anot của bình điện phân là:
- A. kẽm.
- B. đồng.
- C. sắt.
- D. Niken.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 418867
Người sử dụng ô tô, xe máy chỉ nên ấn công tắc khởi động hoặc bóp còi khoảng vài giây và không quá hai, ba lần vì
- A. điện trở mạch tăng đột ngột
- B. Acquy xe mau hỏng do đoản mạch
- C. Nhiệt độ trong động cơ sẽ tăng đột ngột
- D. Cầu trì dễ bị đứt
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 418870
Một dòng điện không đổi có cường độ I = 4,8 A chạy qua một dây kim loại. Số electron qua tiết diện thẳng của dây trong thời gian 2s là
- A. n = 2,4.1019
- B. n = 3.1019
- C. n = 6.1019
- D. n = 2,4.1018
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 418872
Một nguồn có E = 3 V. r = 1Ω nối với điện trở ngoài R = 1 Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là
- A. 3,5W.
- B. 2,25 W.
- C. 4,5W.
- D. 3W.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 418875
Trong hiện tượng điện phân, tỉ số A/n được gọi là:
- A. đương lượng điện hóa
- B. đương lượng gam
- C. hằng số Faraday
- D. khối lượng mol
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 418878
Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C) , q2 = -5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách q1 5 (cm), cách q2 15 (cm) là:
- A. E = 16000 (V/m).
- B. E = 20000 (V/m).
- C. E = 1,600 (V/m).
- D. E = 2,000 (V/m).
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 418880
Có hai điện tích q1 và q2 , chúng đẩy nhau. Kết luận đúng nhất là
- A. q1.q2 < 0
- B. q1 > 0; q2 <0
- C. q1.q2 >0
- D. q1 <0; q2 >0
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 418883
Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
- A. Bản chất của hai bản tụ.
- B. Chất điện môi giữa hai bản tụ.
- C. Khoảng cách giữa hai bản tụ.
- D. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 418884
Hai điện tích điểm q1 = +3μC và q2 = -3μC, đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
- A. Lực đẩy với độ lớn F = 90 (N)
- B. Lực đẩy với độ lớn F = 45 (N)
- C. Lực hút với độ lớn F = 90 (N)
- D. Lực hút với độ lớn F = 45 (N)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 418886
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích theo đường cong kín có giá trị
- A. lớn hơn không
- B. luôn khác không
- C. nhỏ hơn không
- D. bằng không
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 418889
Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ điện là:
- A. q = 5.10-4 (C)
- B. q = 5.10-2 (μC)
- C. q = 5.104 (μC)
- D. q = 5.104 (nC)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 418891
Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động
- A. theo một quỹ đạo bất kì.
- B. vuông góc với đường sức điện trường.
- C. dọc theo chiều của đường sức điện trường.
- D. Ngược chiều đường sức điện trường.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 418892
Phát biểu về tính chất của các đường sức điện không đúng là
- A. Tại một điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua
- B. Các đường sức không bao giờ cắt nhau
- C. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm
- D. Các đường sức là các đường cong không kín
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 418897
Dụng cụ để đo trực tiếp cường độ dòng điện là
- A. oát kế
- B. lực kế
- C. vôn kế
- D. am pe kế
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 418900
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động ξ, điện trở trong r = 0, mạch ngoài là biến trở R. Khi R tăng thì hiệu điện thế hai đầu R luôn
- A. giảm
- B. tăng
- C. không đổi
- D. tỉ lệ nghịch với điện trở
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 418902
Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch:
- A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
- B. tỉ lệ nghịch với điện trở trong của nguồn.
- C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của mạch .
- D. tỉ lệ nghịch với điện trở tổng cộng của toàn mạch.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 418903
Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R1=1(W) và R2=9(W), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:
- A. r = 2 (W).
- B. r = 3 (W).
- C. r = 4 (W).
- D. r = 6 (W).
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 418907
Một nguồn điện có điện trở trong r, suất điện động x, điện trở mạch ngoài là R thay đổi được. Để công suất trên mạch ngoài đạt cực đại thì R ( tính theo r) bằng
- A. R=r
- B. \(R = \frac{r}{2}\)
- C. R=2r
- D. R=r2
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 418908
Một bóng đèn có ghi 3V–3W được mắc vào hai cực một nguồn điện có điện trở 1Ω thì đèn sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là:
- A. 6V.
- B. 2V.
- C. 4V.
- D. 12V.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 418911
Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động x và điện trở trong r=2W, điện trở mạch ngoài R=18W. Hiệu suất của nguồn điện là:
- A. 75%
- B. 60%
- C. 90%
- D. 25%
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 418914
Đương lượng điện hóa của đồng là\(k = \frac{{1A}}{{Fn}} = 3,{3.10^{ - 7}}kg/C\). Nếu trên catôt của bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat (CuSO4) xuất hiện 0,33kg đồng thì điện lượng chạy qua bình phải là :
- A. 105C
- B. 106C
- C. 2,5.106C
- D. 0,21.107C
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 418916
Một nguồn điện có suất điện động E=3V, điện trở trong r=1 Ω được nối với điện trở R=1Ω thành một mạch kín. Công suất của nguồn điện là
- A. 2,25W
- B. 4,5W
- C. 3,5W
- D. 3W
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 418918
Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp, mỗi pin có suất điện độ 2 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là:
- A. 6V và 3Ω.
- B. 9V và 1/3Ω.
- C. 3V và 3Ω.
- D. 3V và 1/3Ω.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 418924
Một bộ nguồn gồm suất điện động E1 = 12V, điện trở trong r1 = 1Ω được mắc nối tiếp với nguồn E2 = 4V, r2 = 1Ω rồi mắc với điện trở R thành mạch kín. Khi hiệu điện thế giữa của hai cực của nguồn E2 bằng không thì hiệu điện thế giữa hai cực nguồn E1 bằng
- A. 8 V
- B. 12 V
- C. 4V
- D. 10 V
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 418927
Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn là nguồn điện thì các hạt tải điện dịch chuyển qua nguồn dưới tác dụng của
- A. lực điện trường
- B. lực cu-lông
- C. lực lạ
- D. lực hấp dẫn
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 418930
Một bóng đèn 220V- 40W có dây tóc làm bằng vonfam, điện trở của dây tóc ở 200C là 121Ω. Tính nhiệt độ của dây tóc khi đèn sáng bình thường, biết rằng điện trở của dây tóc tăng theo hàm bậc nhất đối với nhiệt độ.Cho hệ số nhiệt điện trở α = 4,5 . 10-3 K-1
- A. 20200C
- B. 19190C
- C. 21210C
- D. 22220C
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 418936
Khi thực hành đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa. Dụng cụ thí nghiệm gồm nguồn pin mắc nối tiếp với ampe kế, biến trở con chạy và điện trở R0 thành mạch kín. Một vôn kế mắc song song vào hai cực của nguồn pin. Tác dụng chủ yếu của điện trở R0 là
- A. bảo vệ không cho dòng điện qua vôn kế để tránh sai số phép đo
- B. làm tăng chỉ số am pe kế
- C. làm giảm số chỉ vôn kế
- D. bảo vệ nguồn pin tránh hiện tượng đoản mạch
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 418939
Để bóc một lớp đồng dày có khối lượng 8,9.10-3g, bám trên bề mặt của một tấm kim loạingười ta dùng phương pháp điện phân dương cực tan. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là 0,01 A. Cho A = 64 g/mol và n = 2. Thời gian cần thiết là
- A. 2683s
- B. 1933s
- C. 2318s
- D. 1680s
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 418941
Muốn mạ niken một khối trụ bằng sắt, người ta dùng khối trụ này làm catốt và nhúng chìm nó trong dung dịch muối niken của bình điện phân. Dòng điện I=10A chạy qua bình điện phân trong 1 giờ. Niken có khối lượng mol nguyên tử A=58,71 g/mol và hóa trị n=2.Khối lượng niken bám vào catốt của bìnhđiện phân là:
- A. 8,2.10-3kg
- B. 10,95g
- C. 12,35.10-3kg
- D. 15,27g
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 418944
Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các hạt:
- A. Electron, ion âm và ion dương dưới tác dụng của điện trường.
- B. Các hạt electron, dưới tác dụng của điện trường.
- C. Các ion âm và ion dương dưới tác dụng của điện trường.
- D. Các hạt electron và ion dương dưới tác dụng của điện trường.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 418947
Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất khí hình thành do:
- A. Catot bị nung nóng phát ra electron.
- B. Phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa.
- C. Quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí.
- D. Chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa.