Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 183092
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về lực:
- A. Đường thẳng mang véc tơ lực gọi là đường tác dụng của lực
- B. Hệ lực cân bằng là hệ lực tác dụng lên cùng một vật rắn đứng yên làm cho vật tiếp tục đứng yên
- C. Tác dụng của một lực lên một vật rắn phụ thuộc vào sự dời chỗ của điểm đặt lực trên giá của nó
- D. Hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 183094
Tác dụng là quay vật của một lực không phụ thuộc vào
- A. cánh tay của đòn lực
- B. độ lớn của lực
- C. vị trí của trục quay
- D. điểm đặt của lực
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 183096
Hai lực của một ngẫu nhiên lực có độ lớn F = 10N. Cánh tay đòn của ngẫu lực có giá trị d=30 cm. Momen của ngẫu lực có gái trị
- A. 300 N.m
- B. 30 N.m
- C. 3 N.m
- D. 100/3N.m
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 183101
Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 10N và F2 = 14N. Điểm đặt của hai lực cách nhau d = 1,2m. Điểm đặt của hợp lực
- A. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m
- B. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,5 m
- C. nằm trên đường thẳng AB, trong khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m
- D. nằm trên đường thẳng AB, ngoài khoảng AB, cách B một khoảng 0,9 m
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 183108
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ngẫu lực?
- A. hệ hai lực song song, ngược chiều cùng tác dụng một vật gọi là ngẫu lực
- B. ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến
- C. momen của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực
- D. momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 183111
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ngẫu lực ?
- A. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là ngẫu lực
- B. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
- C. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
- D. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, ngược chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 183116
Một quả cầu có trọng lượng 40N được treo vào một bức tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc 45o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Phản lực của tường tác dụng lên quả cầu bằng
- A. 40 N
- B. 20√2 N
- C. 40√2 N
- D. 20 N
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 183119
Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật đó sẽ quay quanh một trục
- A. nằm trong mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực
- B. đi qua trọng tâm của vật và vuông góc với mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực
- C. đi qua trọng tâm của vật và song song với hai giá của ngẫu lực
- D. không đi qua trọng tâm
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 183127
Biểu thức nào sau đây thể hiện quy tắc momen lực trong trường hợp vật rắn cân bằng dưới tác dụng của hai lực có độ lớn và cánh tay đòn lần lượt là F1; d1 và F2; d2.
- A. \({{F_1}{d_2} = {F_2}{d_1}}\)
- B. \({\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}}\)
- C. \({{F_1}{F_2} = {d_1}{d_2}}\)
- D. \({\frac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{d_2}}}}\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 183133
Đối với một vật quay quanh một trục cố định thì
- A. nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên
- B. khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại
- C. vật chỉ quay nếu còn momen lực tác dụng lên nó
- D. muốn thay đổi tốc độ góc của vật thì phải tác dụng momen lực lên vật
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 183138
Chỉ ra phát biểu sai
Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì
- A. tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau
- B. tất cả các điểm của vật đều có cùng gia tốc
- C. có thể coi vật là chất điểm
- D. quỹ đạo của vật là một đường thẳng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 183142
Cách nào sau đây không làm thay đổi mức quán tính của một vật quay quanh một trục ?
- A. thay đổi khối lượng của vật
- B. thay đổi vị trí trục quay
- C. thay đổi hình dạng của vật
- D. thay đổi tốc độ góc của vật
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 183157
Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì vecto gia tốc của chất điểm
- A. cùng phương, cùng chiều vs lực \(\overrightarrow {{F_2}} \)
- B. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \)
- C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
- D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 183160
Đơn vị của hằng số hấp dẫn là:
- A. \(\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}\)
- B. \(\frac{{N.{m^2}}}{{kg}}\)
- C. \(\frac{{kg.m}}{{{N^2}}}\)
- D. \(\frac{{N.k{g^2}}}{{{m^2}}}\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 183162
Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn
- A. tăng gấp đôi
- B. giảm đi một nửa
- C. tăng gấp bốn
- D. không đổi
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 183164
Một vật có khối lượng m đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì được truyền tức thời một vận tốc ban đầu. Hệ số ma sát trượt là . Câu nào sau đây là sai?
- A. Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào khối lượng vật.
- B. Gia tốc của vật thu được không phụ thuộc vào khối lượng của vật trượt.
- C. Vật chắc chắn chuyển động chậm dần đều.
- D. Gia tốc của vật thu được phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 183167
Khi nói về lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Lực đàn hồi luôn có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
- B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
- C. Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo.
- D. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 183171
Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
- A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
- B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
- C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
- D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 183174
Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?
- A. 4,38 N
- B. 5,24 N
- C. 6,67 N
- D. 9,34 N
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 183177
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với
- A. trọng tâm của vật rắn.
- B. trọng tâm hình học của vật rắn.
- C. cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.
- D. điểm đặt của lực tác dụng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 183180
Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây tác dụng lên quả cầu.
- A. 40 N
- B. 80 N
- C. 42,2 N
- D. 46,2 N
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 183184
Một lò xo có một đầu cố định. Khi kéo đầu còn lại với lực 2N thì lò xo dài 22cm. Khi kéo đầu còn lại với lực 4N thì lò xo dài 24cm. Độ cứng của lò xo này là:
- A. 9,1 N/m.
- B. 17.102 N/m.
- C. 1,0 N/m.
- D. 100 N/m.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 183188
Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là µt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.
- A. 1 s, 5 m.
- B. 2 s, 5 m.
- C. 1 s, 8 m.
- D. 2 s, 8 m.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 183190
Một vật xem là chất điểm khi kích thước của nó
- A. rất nhỏ so với con người.
- B. rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo.
- C. rất nhỏ so với vật mốc.
- D. rất lớn so với quãng đường ngắn.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 183195
Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9 km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên đoạn sông đó, sau 1 phút trôi được 50 m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là
- A. 12 km/h.
- B. 6 km/h.
- C. 9 km/h.
- D. 3 km/h.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 183197
Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?
- A. vật có thể có vật tốc khác nhau.
- B. vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
- C. vật có thể có hình dạng khác nhau.
- D. vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 183200
Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe so với trục bánh xe là
- A. 10 rad/s
- B. 20 rad/s
- C. 30 rad /s
- D. 40 rad/s
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 183202
Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là
- A. ω = 2π/T và ω = 2πf
- B. ω = 2πT và ω = 2πf
- C. ω = 2πT và ω = 2π/f
- D. ω = 2π/T và ω = 2π/f
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 183203
Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Cho g = 10 m/s². Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu?
- A. 4,5 s.
- B. 2,0 s.
- C. 9,0 s.
- D. 3,0 s.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 183205
Sự rơi tự do là
- A. chuyển động khi không có lực tác dụng.
- B. chuyển động khi bỏ qua lực cản.
- C. một dạng chuyển động thẳng đều.
- D. chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 183209
Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 2s xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là
- A. 1 m/s²
- B. 2,5 m/s²
- C. 1,5 m/s²
- D. 2 m/s²
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 183213
Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
- A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi.
- B. Tăng đều theo thời gian.
- C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều.
- D. Chỉ có độ lớn không đổi.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 183217
Một ô tô từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ô tô đi với tốc độ 50km/h, trong 3 giờ sau ô tô đi với tốc độ 30km/h. Vận tốc trung bình của ô tô trên đoạn đường AB là
- A. 40 km/h.
- B. 38 km/h.
- C. 46 km/h.
- D. 35 km/h.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 183221
Chọn đáp án sai khi nói về chuyển động:
- A. Trong chuyển động thẳng đều tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau.
- B. Quãng đường đi được của chuyển động thẳng đều được tính bằng công thức: s = vt.
- C. Trong chuyển động thẳng đều vận tốc được xác định bằng công thức: v = v0 + at.
- D. Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều là x = x0 + vt.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 183225
Chuyển động cơ là:
- A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
- B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
- C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.
- D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 183228
Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x=4t−10 (x đo bằng km; t đo bằng giờ). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
- A. Từ điểm O, với vận tốc 4 km/h
- B. Từ điểm M, có tọa độ 10 km, với vận tốc 4 km/h
- C. Từ điểm O, với vận tốc 10 km/h
- D. Từ điểm M, có tọa độ -10 km, với vận tốc 4 km/h
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 183231
Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Trong 10s chuyển động, vận tốc của ô tô tăng dều đặn từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đã đi được trong thời gian này là
- A. 500 m
- B. 100 m
- C. 50 m
- D. 25 m
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 183234
Một cánh quạt quay đều, trong mười phút quay được 1200 vòng. Chu kì, tần số quay của quạt là
- A. 0,5 s và 2 vòng/s
- B. 1 phút và 1200 vòng/s
- C. 1 phút và 2 vòng/s
- D. 0,5 s và 200 vòng/s
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 183237
Một ô tô chạy với vận tốc 80 km/h trên một vòng đua có bán kính 200m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe là
- A. 0,22 m/s2
- B. 0,2 m/s2
- C. 3,2 m/s2
- D. 2,46 m/s2
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 183238
Một xe đạp chuyển động với vận tốc 9 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Thời gian để xe dừng lại hẳn kể từ lúc bắt đầu hãm phanh là
- A. 10 s
- B. 5 s
- C. 1,8 s
- D. 18 s