Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 417317
Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
- A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
- B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
- D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 417318
Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
- A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.
- B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.
- C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.
- D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 417319
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
- A. các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- B. các loài sinh vật trên Trái Đất.
- C. toàn bộ quá khứ của loài người.
- D. quá trình hình thành Trái Đất.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 417320
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
- A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
- B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
- C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
- D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 417322
Sử học là
- A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
- B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.
- D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 417324
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
- A. Giúp con người sáng tạo lịch sử cho phù hợp với xã hội hiện tại.
- B. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ xã hội loài người.
- C. Giúp con người biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình.
- D. Góp phần tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 417325
Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?
- A. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.
- B. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.
- D. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 417329
Tri thức lịch sử mang đặc điểm nào sau đây?
- A. Rộng lớn và đang dạng.
- B. Không bao giờ biến đổi.
- C. Chỉ mang tính chủ quan.
- D. Chỉ mang tính khách quan.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 417331
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
- A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.
- B. Tri thức về lịch sử phát triển không ngừng.
- C. Giúp con người sáng tạo ra hiện thực lịch sử.
- D. Giúp mở rộng và làm giàu tri thức lịch sử.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 417334
Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?
- A. Thương ngày nắng về.
- B. Hương vị tình thân.
- C. Hoa hồng trên ngực trái.
- D. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 417337
Ngành Địa lí - Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?
- A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.
- B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
- C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.
- D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 417339
Các ngành công nghệ số và viễn thám có vai trò như thế nào đối với Sử học?
- A. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
- B. Tái hiện quá khứ một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.
- C. Cung cấp phương pháp thống kê, đo đạc và tính toán số liệu lịch sử.
- D. Hỗ trợ tìm kiếm dấu vết, thu thập sử liệu trong nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 417340
Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?
- A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
- B. Cung cấp thông tin về địa hình, khí hậu của các vùng miền.
- C. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.
- D. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 417342
Sử học và các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có mối liên hệ như thế nào?
- A. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.
- B. Mối liên hệ tương hỗ, tác động qua lại.
- C. Chỉ có các ngành khoa học tác động đến Sử học.
- D. Chỉ có Sử học tác động lên các ngành khoa học.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 417343
Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố chứng minh Sử học là môn khoa học liên ngành?
- A. Sử học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực.
- B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.
- C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại của con người.
- D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 417344
Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua
- A. các nguồn sử liệu.
- B. quan điểm lịch sử.
- C. phương pháp nghiên cứu lịch sử.
- D. phương pháp trình bày lịch sử.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 417345
Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?
- A. Xuất bản.
- B. Quảng cáo.
- C. Thủ công mĩ nghệ.
- D. Du lịch văn hóa.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 417347
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
- A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.
- B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
- C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.
- D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 417348
Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là
- A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
- B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
- C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.
- D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 417349
Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?
- A. Xác định giá trị thực tế của di sản.
- B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.
- D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 417351
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?
- A. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.
- B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo trong lịch sử.
- C. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
- D. Là toàn bộ giá trị vật chất của con người từ khi xuất hiện đến nay.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 417353
Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
- A. Sông Ấn.
- B. Sông Hằng.
- C. Sông Ti-grơ.
- D. Sông Nin.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 417354
Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là
- A. buôn bán đường biển.
- B. sản xuất nông nghiệp.
- C. sản xuất thủ công nghiệp.
- D. buôn bán đường bộ.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 417356
Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là
- A. chữ Hán.
- B. chữ hình nêm.
- C. chữ La-tinh.
- D. chữ tượng hình.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 417357
Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là
- A. kim tự tháp.
- B. chùa hang.
- C. nhà thờ.
- D. tượng Nhân sư.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 417359
Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại?
- A. I-li-át và Ô-đi-xê.
- B. A-chi-lút và Xô-phô-clơ.
- C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- D. Vua Ơ-đíp và Những phụ nữ thành Tơ-roa.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 417360
Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
- A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại.
- B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau.
- D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 417361
Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là
- A. Phật giáo.
- B. Cơ Đốc giáo.
- C. Hồi giáo.
- D. Hin-đu giáo.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 417365
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
- A. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.
- B. Giáo hội Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.
- C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.
- D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 417366
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?
- A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.
- B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.
- C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.
- D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 417369
Người đầu tiên chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước (năm 1807) là
- A. Ét-mơn Các-rai.
- B. Ri-chác Ác-rai.
- C. Giôn Cay.
- D. Rô-bớt Phơn-tơn.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 417371
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1914)?
- A. Nước Anh đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.
- B. Các nước tư bản có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
- C. Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học đạt được nhiều thành tựu.
- D. Các cuộc cách mạng tư sản bắt đầu bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mĩ.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 417373
Đến nửa sau thế kỉ XIX, việc phát minh ra phương pháp nào trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới?
- A. Phương pháp nung nhiệt độ cao.
- B. Phương pháp rèn dũa.
- C. Phương pháp sử dụng lò cao.
- D. Phương pháp cán kim loại.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 417375
Ai là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong (năm 1879)?
- A. Mai-cơn Pha-ra-đây.
- B. Tô-mát Ê-đi-xơn.
- C. Giô-dép Goan.
- D. Ni-cô-la Tét-la.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 417377
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Hà Lan.
- D. Mĩ.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 417380
Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
- A. Liên Xô.
- B. Mĩ.
- C. Anh.
- D. Trung Quốc.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 417381
Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Mĩ.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 417383
Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người.
- B. Giải phóng sức lao động của con người.
- C. Góp phần nâng cao năng suất lao động.
- D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 417385
Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
- B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
- C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
- D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 417386
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Nửa đầu thế kỉ XIX.
- B. Nửa sau thế kỉ XIX.
- C. Nửa đầu thế kỉ XX.
- D. Nửa sau thế kỉ XX.