Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 426566
Nhận thức lịch sử được hiểu là:
- A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
- B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
- C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
- D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 426568
Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
- A. Góp phần thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- B. Giúp những thông tin do Sử học cung cấp trở nên đáng tin cậy.
- C. Giúp những thông tin được cung cấp có giá trị thực tiễn.
- D. Góp phần xây dựng thế giới hòa bình, yêu thương, nhân ái.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 426570
Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?
- A. Phương pháp lô-gích.
- B. Phương pháp liên ngành.
- C. Phương pháp lịch sử.
- D. Phương pháp đồng đại.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 426571
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau: “…… là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người”.
- A. Dã sử.
- B. Lịch sử.
- C. Sử học.
- D. Sử liệu.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 426574
Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?
- A. Châu bản triều Nguyễn.
- B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.
- C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).
- D. Trống đồng Đông Sơn.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 426576
Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?
- A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất.
- B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
- C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
- D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 426577
Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là
- A. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
- B. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại.
- C. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu.
- D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 426578
Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
- A. Đọc sách lịch sử.
- B. Tham quan di tích lịch sử.
- C. Xem phim khoa học viễn tưởng.
- D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 426580
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?
- A. Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.
- B. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.
- C. Những thế hệ học sinh đầu tiên của trường.
- D. Định hướng phát triển của trường trong tương lai.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 426581
“Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm
- A. đúng, vì chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử.
- B. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học.
- C. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học.
- D. sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 426584
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
- A. Là chất liệu của các công trình khoa học xã hội và nhân văn.
- B. Là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình khoa học.
- C. Là tấm gương phản chiến giá trị của các công trình khoa học.
- D. Là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các ngành khoa học xã hội.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 426588
Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm
- A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
- B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
- C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
- D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 426590
Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn vì những thông tin này
- A. luôn tách biệt với hoạt động của con người.
- B. góp phần dự đoán tương lai của loài người.
- C. phản ánh hiện thực cuộc sống trong quá khứ.
- D. là cơ sở duy nhất để nghiên cứu quá khứ.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 426594
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
- A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.
- B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
- C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.
- D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 426596
Nội dung nào dưới đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?
- A. Là nguồn sử liệu tin cậy của Sử học.
- B. Dự báo sự kiện xảy ra trong tương lai.
- C. Là nền tảng lưu giữ hiện thực lịch sử.
- D. Phục vụ quá trình sưu tầm sử liệu.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 426602
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
- A. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa.
- B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn về ngành.
- C. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
- D. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 426607
Nội dung nào dưới đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
- A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
- B. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
- C. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức.
- D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 426610
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?
- A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.
- B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
- C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.
- D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 426612
Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
- A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.
- B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.
- C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.
- D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 426614
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
- A. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản.
- B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản.
- C. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản.
- D. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 426621
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?
- A. Sông Nin và sông Ấn.
- B. Hoàng Hà và Trường Giang.
- C. Sông Ấn và sông Hằng.
- D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 426623
Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
- A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
- B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
- C. Đạo giáo và Hồi giáo.
- D. Nho giáo và Phật giáo.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 426625
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
- A. Hắc Long và Mê Công.
- B. Hoàng Hà và Trường Giang.
- C. Dương Tử và Mê Công.
- D. Hắc Long và Trường Giang.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 426627
Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo thể chế nào?
- A. Dân chủ chủ nô.
- B. Quân chủ lập hiến.
- C. Quân chủ chuyên chế.
- D. Dân chủ tư sản.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 426628
Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
- A. bản đồ, la bàn, thuốc nổ và kĩ thuật làm giấy.
- B. kĩ thuật làm giấy, cánh buồm, bánh xe và la bàn.
- C. kĩ thuật đóng tàu, giấy, khuôn in và thuốc súng.
- D. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 426631
Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
- A. Uy-li-am Sếch-xpia.
- B. Đan-tê A-li-ghê-ri.
- C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
- D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 426633
Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
- A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
- B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.
- C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
- D. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 426643
Nhà Thiên văn học nào sau đây đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận?
- A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
- B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.
- C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
- D. Gioóc-đan-nô Bru-nô.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 426646
Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
- A. Phran-xít Bê-cơn.
- B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
- C. Mi-ken-lăng-giơ.
- D. Đan-tê A-li-ghê-ri.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 426649
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
- A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
- B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.
- C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
- D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 426659
Năm 1903, hai anh em nhà Rai (Mỹ) đã thử nghiệm thành công loại phương tiện nào sau đây?
- A. Tàu thủy.
- B. Xe lửa.
- C. Ô tô.
- D. Máy bay.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 426663
Việc phát minh ra loại động cơ nào dưới đây đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay?
- A. Động cơ sức nước.
- B. Động cơ đốt trong.
- C. Động cơ hơi nước.
- D. Động cơ sức gió.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 426667
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế?
- A. Tự động hóa hoàn toàn quá trình sản xuất.
- B. Góp phần cải thiện cuộc sống con người.
- C. Thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển.
- D. Làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 426669
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đã dẫn tới sự hình thành của hai giai cấp nào?
- A. Địa chủ và nông dân.
- B. Lãnh chúa và nông nô.
- C. Tư sản và tiểu tư sản.
- D. Tư sản và vô sản.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 426671
Một trong những tác động tiêu cực mà các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại đem lại là
- A. dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.
- B. tạo ra lượng sản phẩm vật chất khổng lồ.
- C. dẫn tới sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
- D. làm đa dạng đời sống tinh thần của con người.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 426676
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?
- A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
- B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.
- C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất.
- D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 426679
Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?
- A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
- B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
- D. Đưa loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 426683
Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội?
- A. Khiến con người lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.
- B. Nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
- C. Góp phần giải phóng sức lao động của con người.
- D. Khiến người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 426687
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào dưới đây đối với xã hội?
- A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.
- B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
- C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
- D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 426689
Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào dưới đây về văn hóa?
- A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
- C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
- D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.