Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 422671
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
- A. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.
- B. Giúp tri thức lịch sử trở nên chính xác, toàn diện và sâu sắc.
- C. Là cơ sở khoa học của những nhận thức lịch sử của con người.
- D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 422672
Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?
- A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.
- B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
- C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
- D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 422674
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
- A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.
- B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.
- C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.
- D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 422675
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
- A. Giúp tri thức lịch sử trở nên toàn diện và sâu sắc.
- B. Giúp kết quả nghiên cứu lịch sử trở nên chính xác.
- C. Tạo điều kiện giúp khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.
- D. Là cơ sở hình thành nhận thức về lịch sử xã hội loài người.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 422678
Sử liệu là gì?
- A. Là tất cả những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
- B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
- C. Là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
- D. Là những dấu vết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 422679
Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành những loại nào?
- A. Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp.
- B. Sử liệu thành văn và sử liệu hiện vật.
- C. Sử liệu truyền miệng và sử liệu hiện vật.
- D. Sử liệu đa phương tiện và sử liệu viết.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 422681
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu không bao gồm nhóm nào sau đây?
- A. Sử liệu thành văn.
- B. Sử liệu gốc.
- C. Sử liệu truyền miệng.
- D. Sử liệu hiện vật.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 422684
Rìu tay Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc loại hình sử liệu nào?
- A. Sử liệu truyền miệng.
- B. Sử liệu đa phương tiện.
- C. Sử liệu thành văn.
- D. Sử liệu hiện vật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 422685
Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?
- A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
- B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
- C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
- D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 422688
Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
- A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
- B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
- C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
- D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 422689
Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là
- A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.
- B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
- C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.
- D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 422691
Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
- A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
- B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
- C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
- D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 422693
Tổ chức nào sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn giá trị của các di sản trên thế giới?
- A. EU.
- B. UN.
- C. APEC.
- D. UNESCO.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 422696
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
- A. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn của ngành.
- B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
- C. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
- D. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 422698
Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
- A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
- B. Cung cấp tư liệu giúp Sử học khôi phục bức tranh quá khứ một cách đầy đủ, chính xác.
- C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất phục vụ công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
- D. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 422700
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
- A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
- B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
- C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
- D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 422704
Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?
- A. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.
- B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
- C. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.
- D. Là toàn bộ giá trị vật chất của loài người từ khi xuất hiện đến nay.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 422705
Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là
- A. Ấn Độ, Trung Hoa, A-rập và Ai Cập.
- B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.
- C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.
- D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 422707
Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là
- A. Ấn Độ và Trung Hoa.
- B. Hy Lạp và La Mã.
- C. Ai Cập và Lưỡng Hà.
- D. Ấn Độ và La Mã.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 422708
Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều được hình thành ở
- A. những vùng cao nguyên.
- B. các vũng vịnh ven biển.
- C. lưu vực các con sông lớn.
- D. vùng đồng bằng ven biển.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 422710
Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là
- A. Thiên tử.
- B. pha-ra-ông.
- C. tăng lữ.
- D. quý tộc.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 422711
Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?
- A. Trị thủy, làm thủy lợi.
- B. Thống nhất lãnh thổ.
- C. Chống giặc ngoại xâm.
- D. Mở rộng buôn bán.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 422712
Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là
- A. chữ Hán.
- B. chữ La-tinh.
- C. chữ hình nêm.
- D. chữ tượng hình.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 422713
Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm từ
- A. vỏ cây pa-pi-rút.
- B. đất sét ướt.
- C. mai rùa.
- D. vỏ cây tre.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 422714
Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là
- A. sử thi.
- B. thơ.
- C. kinh kịch.
- D. tiểu thuyết.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 422715
Cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Đường có tên gọi là
- A. Nội các.
- B. Sử quán.
- C. Hàn lâm viện.
- D. Quốc tử giám.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 422716
Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
- A. Hoa Đà.
- B. Tư Mã Thiên.
- C. Tổ Xung Chi.
- D. Tư Mã Quang.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 422717
Bốn phát minh quan trọng về kĩ thuật của người Trung Quốc là
- A. kĩ thuật vẽ bản đồ, làm la bàn, thuốc súng và giấy.
- B. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.
- C. kĩ thuật làm giấy, làm cánh buồm, thuốc súng và la bàn.
- D. kĩ thuật đóng tàu, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 422718
Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là
- A. chữ Hin-đi.
- B. chữ Nôm.
- C. chữ Bra-mi.
- D. chữ La-tinh.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 422719
Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là
- A. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa.
- B. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.
- C. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô.
- D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 422720
Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
- A. Đạo giáo và Hồi giáo.
- B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
- C. Phật giáo và Hin-đu giáo.
- D. Nho giáo và Phật giáo.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 422721
Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là
- A. Bà La Môn giáo.
- B. Hin-đu giáo.
- C. Phật giáo.
- D. Hồi giáo.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 422722
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là
- A. quý tộc và nô lệ.
- B. chủ nô và nô lệ.
- C. địa chủ và nông dân.
- D. lãnh chúa và nông nô.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 422723
Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là
- A. sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông.
- B. sự tồn tại của thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
- C. sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
- D. sự tồn tại của hai giai cấp lãnh chúa và nông nô.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 422724
Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?
- A. Cư dân La Mã cổ đại.
- B. Cư dân Ấn Độ cổ đại.
- C. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
- D. Cư dân A-rập cổ đại.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 422726
Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân quốc gia cổ đại nào?
- A. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
- B. Cư dân La Mã cổ đại.
- C. Cư dân Ai Cập cổ đại.
- D. Cư dân Trung Quốc cổ đại.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 422727
Đôn Ki-hô-tê là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả nào?
- A. Ra-bơ-le.
- B. Xéc-van-téc.
- C. Bô-ca-xi-ô.
- D. Pê-trác-ca.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 422728
Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
- A. Đan-tê A-li-ghê-ri.
- B. Uy-li-am Sếch-xpia.
- C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
- D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 422729
Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
- A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
- B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.
- C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
- D. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 422730
Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm là
- A. G. Bô-ca-xi-ô.
- B. Ph. Ra-bơ-le.
- C. Ph. Pê-trác-ca.
- D. N. Cô-péc-ních.